“Đồng hồ trái đất” - Ý tưởng sáng tạo có tính ứng dụng cao

GD&TĐ - “Đồng hồ trái đất” là ý tưởng sáng tạo của em Phạm Ngọc Đông Nghi, học sinh Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân, TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang”. Giải pháp này được trao giải Ba Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng (Cuộc thi) tỉnh Tiền Giang lần thứ XII (2018-2019).

Em Phạm Ngọc Đông Nghi (thứ 2 từ trái sang) tại Hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi
Em Phạm Ngọc Đông Nghi (thứ 2 từ trái sang) tại Hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi

Với mong muốn tạo ra sản phẩm có tính trực quang để giúp cho việc học tập, thực hành môn Địa lý được tốt hơn, em Phạm Ngọc Đông Nghi nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra “Đồng hồ trái đất”.

Cùng với sự hỗ trợ của ba, mẹ, thầy cô và người thân (thầy Lâm Hồng Dũng), sau gần một tháng làm việc cật lực, em Phạm Ngọc Đông Nghi đã hoàn thiện giải pháp của mình với nhiều tính năng tiện dụng như: Có thể xác định nhanh, chính xác giờ tương ứng của các quốc gia, vùng lãnh thổ, thủ đô có cùng múi giờ hay khác múi giờ cũng như sự khác biệt ngày, đêm giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm ở hai nửa khác nhau của quả địa cầu… Giải pháp này được em tích hợp kiến thức từ môn Địa lý kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng internet cùng các chương trình khám phá khoa học về trái đất trên tivi…

Đồng hồ trái đất” do em sáng tạo có cấu tạo gồm: Quả địa cầu hành chính với 360 kinh tuyến (tương ứng với 3600) được bổ đôi theo đường xích đạo, bên trong lắp dây điện và đèn led (đặt ở các vị trí trung tâm của quốc gia, vùng lãnh thổ), bên ngoài định vị 24 vĩ mạch (vĩ mạch 1) - tượng trưng cho 24 múi giờ (cũng là mạch điện để đấu vào các đèn led); đáy quả địa cầu được thiết kế vĩ mạch 2 (bằng đồng thau) được cấp điện từ 6 cục pin tiểu (loại 2 vôn), trong đó, cực dương đấu với kim chỉ hướng, cực âm đấu với vỏ quả địa cầu; kim chỉ hướng làm bằng dây đồng thau (đầu kim có đính những con hạc giấy rất xinh xắn), chân được hàn dính với vĩ mạch 2.

Ngoài ra, trên chân đế của quả địa cầu còn được bố trí nhiệt kế, đồng hồ báo giờ, la bàn, đèn mặt trời, dụng cụ học tập… để phục vụ cho việc thao tác, vận hành giải pháp trên.

Giải pháp “Đồng hồ trái đất” được trao giải Ba Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XII (2018-2019).
 Giải pháp “Đồng hồ trái đất” được trao giải Ba Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XII (2018-2019). 

Muốn biết những quốc gia có cùng múi giờ chỉ cần ấn đầu kim chỉ hướng vào vĩ mạch 1, hệ thống đèn led được lắp tại trung tâm các quốc gia đó lập tức cháy sáng. Tương tự, với thao tác ấn đầu kim chỉ hướng vào vĩ mạch 1, ta có thể so sánh được sự chênh lệch giờ của một quốc gia này so với các quốc gia khác, vùng lãnh thổ khác trên quả đất.

Giả sử Việt Nam đang là 7 giờ (giờ Hà Nội), các quốc gia có chung múi giờ với Việt Nam là Mông Cổ (Ulan Bator), Trung Quốc (Bắc Kinh), Malaysia (Java)… Do chênh lệch với Việt Nam 11 múi giờ nên giờ tương ứng của nước Mỹ (Wasington) lúc đó là 18 giờ và khi ấn kim chỉ hướng vào múi giờ số 18, các quốc gia có chung múi giờ với Mỹ là Cuba (Lahabana), Colombia (Pogota), Peru (Lima)… sẽ được nhận ra thông qua tín hiệu cháy sáng từ các đèn led.

Ngoài ra, “Đồng hồ trái đất” còn giúp xác định thời gian ngày và đêm tương ứng giữa các quốc gia. Để thực hành, ta xoay đế của “Đồng hồ trái đất” sao cho đỉnh quả địa cầu quay đúng hướng Bắc (tương ứng với kim la bàn chỉ đúng hướng Bắc), dùng đèn mặt trời soi từ hướng Đông của quả đất (hướng mặt trời mọc), những quốc gia được đèn mặt trời chiếu sáng thuộc vùng ngày và những quốc gia nằm ở vùng khuất (vùng không được chiếu sáng) thuộc vùng đêm của quả địa cầu.

Thầy Lâm Hồng Dũng, một người vốn am hiểu về địa lý, thiên văn cho biết, “Đồng hồ quả đất” do Phạm Ngọc Đông Nghi sáng tạo được đầu tư công phu, tích hợp kiến thức của môn Địa lý cùng nhiều môn học khác. Giải pháp này giúp các em học sinh có thêm dụng cụ để thực hành, tìm hiểu, so sánh sự tương đồng cũng như sự khác biệt về thời gian, không gian, vị trí địa lý… của trên 100 quốc gia (thông dụng) trên thế giới.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật – Phó Trưởng ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh nhận xét: “Giải pháp sáng tạo của cháu Phạm Ngọc Đông Nghi ngoài đảm bảo tính mới, tính sáng tạo còn có tính ứng dụng rất cao. Giải pháp này có thể được bổ sung vào danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường học nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, thực hành môn Địa lý cùng một số môn học khác có liên quan”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.