Khoa học dành cho bé: Núi hình thành do đâu?

Bạn hãy thử làm một ví dụ minh họa như sau: Để một tờ giấy phẳng phiu trên bàn, đặt các đầu ngón tay của 2 tay ở 2 bên mép tờ giấy rồi đẩy hai mép giấy về phía nhau, bạn sẽ thấy phần giữa của tờ giấy phồng lên.

Khoa học dành cho bé: Núi hình thành do đâu?

Bây giờ hãy hình dung những ngọn núi cũng hình thành theo cách tương tự như vậy, tức là khi các lớp đá bằng phẳng bị đẩy về phía nhau, chúng sẽ chồng lên nhau và tạo thành núi.

Các nhà địa chất học đã phát hiện ra rằng bề mặt Trái Đất giống như một bức tranh ghép hình gồm nhiều mảnh ghép lại. Họ gọi các mảnh này là "mảng kiến tạo", chúng dịch chuyển và va chạm vào nhau.

Sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra động đất và dần dần chúng dồn đẩy đất đá trên bề mặt đất chồng lên nhau tạo thành núi. Trên thực tế, quá trình này diễn ra rất chậm chạp qua nhiều triệu năm, cho đến khi chúng không thể cao hơn được nữa thì sẽ phình to theo bề ngang.

Khoa học dành cho bé: Núi hình thành do đâu? - Ảnh 1.

Hình minh họa: Núi còn được hình thành khi lớp vỏ Trái Đất bị đẩy từ dưới lên.

Ví dụ như Australia và New Zealand nằm trên hai mảng kiến tạo khác nhau và mỗi năm lại dịch chuyển đến gần nhau hơn vài cm. Ở chỗ chúng và vào nhau, đất bị dồn đùn lên tạo thành dãy nũi Alps hùng vĩ của New Zealand, đỉnh cao nhất của dãy núi này cao tận 4.000 mét.

Núi còn được hình thành khi lớp vỏ Trái Đất bị đẩy từ dưới lòng đất lên. Vào cùng thời điểm dãy núi Alps ở New Zealand bắt đầu hình thành, một túi khí nóng bỏng chứa đầy đá từ sâu dưới lòng đất đã đẩy bề mặt Trái Đất ở miền Đông châu Phi tạo nên một cao nguyên cao đến 4.000 mét. Cao nguyên nay chia đôi tạo thành Đới tách giãn Đông Phi, ở giữa là một thung lũng dài gấp đôi dãy Alps của New Zealand.

Có vô vàn núi trên bề mặt Trái Đất, nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy một số, vì một số núi khác nằm dưới biển. Nếu bạn có thể du hành trên một chiếc tàu ngầm lặn xuống đáy biển, chẳng hạn như vùng biển ở giữa Australia và Nam Cực, bạn có thể thấy một dãy núi chạy dọc ranh giới giữa hai vùng đất này.

Theo khoahocthoidai.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ