Khó song hành

GD&TĐ - Có lẽ, cách duy nhất để chấm dứt đại dịch Covid-19 là thông qua tiêm chủng.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bởi vậy, hàng loạt quốc gia nhanh chóng triển khai sản xuất vắc-xin Covid-19. Song, không ít người đặt ra câu hỏi rằng, sẽ cần bao nhiêu người được tiêm vắc-xin để đại dịch được kiểm soát?

Theo một số chuyên gia, Mỹ sẽ cần khoảng 70% dân số tiêm phòng để ngăn chặn đại dịch. Khi đủ dân số được tiêm vắc-xin Covid-19, virus sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra người mới để lây nhiễm. Và, đó cũng là lúc đại dịch dần kết thúc. Đặc biệt, không phải ai cũng cần được tiêm phòng. Thay vào đó, chỉ cần đủ người để ngăn virus lây lan ngoài tầm kiểm soát.

Mức độ tiêm chủng quan trọng phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm của bệnh và hiệu quả vắc-xin. Khả năng lây nhiễm được tính bằng R0 - số người bị nhiễm trung bình sẽ lây lan virus cho bao nhiêu người nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Một căn bệnh càng dễ lây nhiễm, số lượng người cần được tiêm chủng để đạt được miễn dịch càng lớn. Trong khi đó, hiệu quả của vắc-xin càng cao, số người cần tiêm càng ít.

Tuy nhiên, giá trị R0 sẽ khác nhau giữa các khu vực. Bởi, tương tác xã hội và khí hậu giữa các vùng là không giống nhau. Trong khi R0 thay đổi theo vị trí và giữa các ước tính, hiệu quả của vắc-xin là không đổi.

Các vắc-xin Covid-19 của Công ty Dược phẩm Pfizer-BioNTech và Moderna có hiệu quả phòng ngừa đại dịch tương ứng là 95% và 94,5%.

Tuy nhiên, công thức cho mức độ tiêm chủng quan trọng giả định rằng, mọi người tương tác ngẫu nhiên. Song, trong thế giới thực, mọi người tương tác tùy thuộc vào công việc, du lịch và kết nối xã hội.

Khi các mô hình tiếp xúc đó được xem xét, một số nhà nghiên cứu nhận thấy, mức độ tiêm chủng quan trọng nhỏ hơn đáng kể so với giả định là các tương tác ngẫu nhiên. Thật không may, những ẩn số khác có thể có tác động ngược lại.

Các thử nghiệm vắc-xin cho thấy, rõ ràng những người được tiêm chủng không mắc Covid-19. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu vắc-xin có ngăn được mọi người khỏi các nhiễm trùng nhẹ mà họ có thể truyền cho người khác hay không.

Nếu những người được sử dụng vắc-xin vẫn có thể bị nhiễm và truyền virus, việc tiêm phòng có thể sẽ không cung cấp khả năng miễn dịch cộng đồng, dù vẫn ngừa được bệnh nghiêm trọng và giảm tỷ lệ tử vong.

Một câu hỏi khác hiện vẫn bị “bỏ ngỏ” là, khả năng miễn dịch đối với Covid-19 kéo dài bao lâu sau khi một người được tiêm vắc-xin? Nếu khả năng miễn dịch suy giảm sau một vài tháng, chắc chắn là, mỗi cá nhân sẽ cần lặp lại việc tiêm chủng.

Hiện tại, các chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó để xác định chắc chắn bao nhiêu người cần được tiêm vắc-xin để chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, sự xuất hiện của vắc-xin Covid-19 vẫn là tin tức tuyệt vời nhất trong năm 2020.

Trong năm 2021, khi một tỷ lệ lớn người dân ở Mỹ tiêm vắc-xin, quốc gia này sẽ hướng tới mức tiêm chủng cần thiết - dù là bao nhiêu, để cuộc sống có thể bắt đầu trở lại bình thường.

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.