Trong khi đó, hiệu quả sau khi được tiêm mũi đầu vắc-xin Covid-19 là 52%.
Mũi tiêm thứ 2 mang tính quyết định?
Giải thích nguyên nhân cần tiêm vắc-xin Covid-19 mũi thứ 2, PGS.TS Trần Huỳnh tại Đại học Y khoa California Northstate cho biết, liều thứ 2 giúp hệ miễn dịch tăng khả năng nhận biết, “nhớ dai” và tăng cường kháng thể. Vì vậy, hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh Covid-19 khi kết hợp hai liều là 95%. Trong khi đó, hiệu quả sau khi được tiêm mũi đầu vắc-xin Covid-19 là 52%.
“Mục tiêu cuối cùng khi tiêm vắc-xin là giảm khả năng bệnh nhân nhập viện và tử vong dựa trên toàn thể cộng đồng”, PGS Huỳnh nhấn mạnh.
Chuyên gia dẫn chứng, các thống kê cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ nhập viện. Và khoảng 5% cần chăm sóc đặc biệt. Như vậy, trong 100 bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ có khoảng 20 người phải nhập viện và 5 người cần chăm sóc đặc biệt.
PGS Huỳnh đã đặt ra giả định, có 200 người mắc bệnh Covid-19 (thuộc nhóm rủi ro cao) và có 200 mũi vắc-xin Covid-19.
“Nếu chúng ta tiêm đủ 2 liều cho 100 người (trong 200 người mắc Covid-19), với hiệu quả 95%, có thể giảm được khoảng 95% khả năng nhập viện của 20 người. Hay, chỉ còn khoảng 2 người nhập viện và cần chăm sóc đặc biệt. Cộng thêm 20 người cần nhập viện từ 100 người không tiêm vắc-xin. Có khoảng 22 người nhập viện nếu chỉ tiêm vắc-xin cho 100 trong số 200 người”, PGS Huỳnh phân tích.
Trong đó, NANOGEN đã tiêm thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 (Nanocovax) trên người từ ngày 17/12/2020 và đã tiêm 2 liều (25 mcg và 50 mcg) trên người tình nguyện. Hiện, sức khoẻ người tình nguyện sau tiêm đều khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng bất thường.
IVAC là nhà sản xuất có tiến độ nghiên cứu vắc-xin Covid-19 nhanh thứ hai hiện nay tại Việt Nam. Tổ chức này đã đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng này, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Hiệu quả dao động sau tiêm
Trong khi đó, nếu tất cả 200 người được tiêm vắc-xin liều 1, với 50% giảm được khả năng nhập viện, sẽ có khoảng 20 người nhập viện (thay vì 40).
“Như vậy, tiêm 1 liều vắc-xin Covid-19 cho tất cả 200 người rủi ro cao có thể giảm 2 người nhập viện so với tiêm 2 mũi cho 100 trong số 200 người”, chuyên gia kết luận.
Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là, những con số được đưa ra chỉ dừng lại ở ước tính hiệu quả trung bình. Trong khi đó, hiệu quả thật sự khi tiêm liều 1 vắc-xin Covid-19 dao động trong khoảng 29,5% - 68,4%.
“Bệnh nhân tiêm 1 mũi có thể hiệu quả thấp khoảng 30%. Trong trường hợp đó, tiêm vắc-xin 1 liều chẳng những không giảm số người nhập viện mà còn làm tình hình tệ hơn. Ngược lại, nếu tiêm 1 mũi có hiệu quả trên 60%, có thể giảm được nhiều người nhập viện hơn”, chuyên gia đặt giả thiết.
PGS Huỳnh cũng nhấn mạnh, một điểm quan trọng khác của vắc-xin là có thể giảm khả năng truyền bệnh (mặc dù chưa có bằng chứng) do giảm lượng virus thông qua các kháng thể đặc hiệu. Vì vậy, càng nhiều người tiêm phòng, vắc-xin Covid-19 càng hiệu quả.