Khi sự sống được sẻ chia

GD&TĐ - Đó là chủ đề chương trình do Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội tối 16/11.

Tiết mục văn nghệ chòa mừng buổi giao lưu
Tiết mục văn nghệ chòa mừng buổi giao lưu

Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng các đồng chí lãnh đạo ngành Y tế; đại diện các cơ sở ghép tạng, các Sở Y tế, những gương mặt điển hình trong việc thực hành nghĩa cử cao đẹp: Hiến tạng cứu người, các tổ chức xã hội, đội ngũ tình nguyện viên, truyên truyền viên.

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, nhu cầu ghép mô tạng hiện nay rất lớn. Hàng chục ngàn người suy thận mạn đang mòn mỏi chờ nguồn tạng để ghép. Hơn 1.500 người suy gan cần được ghép gan, 300.000 mù do có các bệnh lý giác mạc cần được ghép giác mạc...

Ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh đối với những bệnh nhân mạn tính, bị bệnh hiểm nghèo. Những bộ phận này bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận, gan, tim.... Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối. Có thể nói, rất nhiều trường hợp suy nội tạng sẽ được cứu sống nếu như chúng ta có nguồn hiến tặng thích hợp.

Phát biểu khai mạc chương trình, GS.TS Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết: Nối tiếp thành công từ năm 2015, chương trình “Khi sự sống được sẻ chia” được tổ chức nhằm truyền tải sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người như một nghĩa cử cao đẹp, đồng thời cũng là một lời kêu gọi tới cộng đồng xã hội tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng.

Ông cũng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, với sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, sự cảm thông, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, tổ chức Đảng và đặc biệt là các cơ quan truyền thông, cộng đồng, xã hội sẽ ngày càng hiểu hơn về mục đích, ý nghĩa nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người".

Đại diện những người hiến tạng đã cùng giao lưu, chia sẻ quan điểm, suy nghĩ và ý nghĩa về việc làm của mình, đồng thời kêu gọi cộng đồng hướng tới nhận thức sâu sắc hơn, nhân rộng hơn hành động mang đậm tính nhân văn, nhân ái này.

Cũng tại chương trình, Bộ Y tế đã biểu dương và trao thẻ Bảo hiểm y tế, kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân cho các cá nhân tiêu biểu tình nguyện hiến tạng cứu người.

Đồng thời kêu gọi sự ủng hộ và tham gia tích cực của các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là các cơ quan truyền thông, báo chí trong cả nước... sẽ tạo được một phong trào sâu rộng, làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi người dân, cộng đồng và xã hội trong hành trình sẻ chia sự sống.

Cả nước hiện có 16 cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người, có trang thiết bị hiện đại, trình độ đã từng bước tiếp cận được với quốc tế.

Kể từ khi ca ghép thận đầu tiên thành công tại Quân y viện 103 vào năm 1992. Tính đến ngày 15/6/2016, Việt Nam đã thực hiện được 1.281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 08 ca ghép tủy, 1 ca ghép khối Thận - Tụy và 1 ca ghép khối Tim - Phổi. Chúng ta cũng đã thực hiện được các ca ghép đa tạng và vận chuyển tạng đi xa hàng nghìn km để thực hiện cấy ghép như đã thực hiện trong năm vừa qua. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.