Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam

Phóng viên báo National Geographic đã có những trải nghiệm thú vị về món đặc sản chuột đồng ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam

Theo phóng viên Christine Dell" Amore, ấn tượng đầu tiên của anh về món ăn độc đáo này là những con chuột chết treo lủng lẳng trước mỗi quầy bán chuột. Và rất khó khăn để anh đưa ra quyết định có nên thử món ăn được cho là đặc sản này hay không.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 1

Bữa cơm thịt chuột đầu tiên của Christine Dell" Amore khi đến đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Amore mất hai giây để đưa ra quyết định khá quan trọng của đời mình - thử món thịt chuột trong đêm giao thừa.

Trước đó, những người dân ở đây đã giải thích cho anh hiểu rằng món thịt chuột ở đây không giống như những con chuột cống vẫn thường len lỏi ở những ga tàu điện ngầm và ăn thứ rác rưởi bẩn thỉu.

Những con chuột ở đây là chuột đồng, chúng ăn hoàn toàn là lúa gạo và khá sạch sẽ. Chưa kể, sau khi được chế biến bằng nhiều cách, món chuột đồng trở nên hấp dẫn hơn nhiều.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 2

Chuột được bán tại một chợ ở miền quê. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 3

Chuột đang được bày bán đẹp mắt ở một chợ miền Tây. Ảnh: Ian Teh/National Geographic. 

Ở đồng bằng Sông Cửu Long, mùa chuột đồng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Về miền Tây mùa này, sẽ thấy thịt chuột trắng hồng được bày bán khắp các chợ.

Thậm chí món ăn này đã lan rộng lên các tỉnh thành khác, nên khi đến các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì món chuột đồng, người ta vẫn dễ tìm thấy nó trong thực đơn của các quán nhậu.

Thịt chuột là món ăn giàu đạm, và trên thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long, món thịt loài động vật gặm nhấm này còn có giá cao hơn thịt gà.

Theo nghiên cứu của ông Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu quản lý loài gặm nhấm sinh thái tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines cho biết đồng bằng sông Cửu Long sản xuất tới 3.600 tấn chuột sống mỗi năm, với giá trị kinh tế khoảng 2 triệu USD.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 4

Chuột đem về được trụng qua nước sôi, lột da trước khi mang bán ở các chợ hoặc các quán nhậu. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới đều cho rằng loài gặm nhấm vẫn có thể trở thành một món ngon ăn được.

Theo thống kê có khoảng 89 loài gặm nhấm có thể ăn được trên thế giới đa phần ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ. Thậm chí như ở Mỹ, món sóc nâu được cho là một món ăn khá phổ biến. Ở Việt Nam thì hai loại chuột được yêu thích là chuột đồng, nặng khoảng 200 gr, và chuột đất to hơn khoảng 1 kg.

Theo chân người dân đi bắt chuột đồng

Ngoài việc nếm thử món chuột đồng, phóng viên Christine Dell" Amore còn có một lần được trải nghiệm thú vị khi đi săn chuột đồng với người dân Việt Nam.

Đi cùng với phóng viên Amore trong một chuyến săn chuột có nhiếp ảnh gia National Geographic Ian Teh. Cả hai theo chân ông Thy (một người dân địa phương tại Quảng Ninh) để thử trải nghiệm một lần săn chuột đồng khi đến vùng nông thôn của tỉnh Quảng Ninh.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 5

Ông Thy đang dò tìm hang chuột. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 6

Một nhóm người đang vây bắt chuột. Ảnh: Ian Teh/National Geographic. 

Theo ông Thy, ngoài công việc đồng áng, bắt chuột cũng đem lại một nguồn thu đáng kể cho gia đình ông. Cứ vào mùa chuột, ông và những người trong gia đình đi bắt chuột bổ sung cho bữa cơm gia đình và đem bán.

Chuột sau khi bắt được nhốt trong các lồng tre và chuyển đến các trung tâm chế biến trước khi phân phối tới các chợ hoặc quán nhậu.

Ở đồng quê, chuột có nhiều quanh năm, nhưng thịt chuột ngon nhứt là khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch. Mùa mưa bắt đầu, lúa non cỏ non xanh, lúc này chuột trúng mùa nên thường sẽ mập mạp, béo ngon hơn thường.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 7

Ông Thy tóm được một "chiến lợi phẩm" trên tay. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 8
Một buổi có thể bắt được rất nhiều chuột. Ảnh: Ian Teh/National Geographic. 

Săn chuột đồng có nhiều cách như dùng cuốc xẻng đào, hun khói, đổ nước. Song theo một người dân chuyên săn chuột cho biết thì dùng chó săn vẫn là hiệu quả nhất.

Do hang chuột thường có 1-2 ngách, thợ săn đặt chõ vào ngách rồi chọn hang chính thọc thuổng vào làm chuột sợ vọt ra là chui tọt vào chõ.

Nếu con nào thoát đã có chó ngoạm lại.

Vậy nên khi đi săn chuột phải có một nhóm 2,3 người để dắt chó, xách lồng chuột và mang các lồng, chõ theo để đựng "chiến lợi phẩm."

Chế biến công phu

Mặc dù đa phần chuột đồng ở Việt Nam đều không bị bệnh và ít ký sinh trùng, nhưng để đảm bảo người ta vẫn xử lý kỹ loài gặm nhấm này trước khi chế biến thành những món ăn đặc sắc.

Chuột sau khi đem về chế biến thường được nhúng qua nước sôi để lột da và rửa lại bằng rượu. Để món ăn có vẻ ngon trước khi đem chế biến, đa phần người ta hun khói để da chuột có màu vàng rộm bắt mắt.

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 9

Chuột được bày bán ở một chợ miền Tây. Ảnh: Ian Teh/National Geographic. 

Khi nhà báo Tây thử món chuột đồng Việt Nam - ảnh 10

Chuột được thui vàng, làm sạch trước khi được chế biến thành món ăn. Ảnh: Ian Teh/National Geographic.

Tuy nhiên, một số người dân địa phương nói với Amore rằng họ thích mua những con chuột chưa chế biến ở chợ để đảm bảo rằng nó hoàn toàn khỏe mạnh trước khi được chế biến.

Ở Việt Nam, món chuột được biến tấu thành nhiều món ngon với nhiều cách khác nhau. Từ chuột chiên, luộc, nướng, hoặc thậm chí là rô ti.

Theo plo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.