Khi nào cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm B đến các cơ sở y tế?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trẻ sốt cao dùng thuốc không đáp ứng, ăn uống kém, mất nước, thở nhanh... là những dấu hiệu bệnh cúm B chuyển nặng, cần đưa đi bệnh viện.

Cúm B lây từ người sang người qua thông qua các giọt bắn nhỏ có chứa vi rút cúm. Ảnh minh hoạ.
Cúm B lây từ người sang người qua thông qua các giọt bắn nhỏ có chứa vi rút cúm. Ảnh minh hoạ.

Trong bài viết dưới đây, PGS.TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ đưa ra những thông tin, lưu ý, khuyến cáo mà cha mẹ cần biết về bệnh, giúp cha mẹ có thể ứng phó và chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc cúm B.

Theo bác sĩ, khi chăm sóc trẻ bị cúm B, nếu thấy trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C, dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày mà không có xu hướng thuyên giảm.

Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp.

Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao).

Trẻ không ăn/uống.

Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường).

Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…

Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều...

Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ.

Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng.

Bác sĩ lưu ý, cha mẹ/người chăm sóc không tự ý gọi xét nghiệm chẩn đoán cúm B cũng như các xét nghiệm khác, không tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng virus cho trẻ mà nên theo tư vấn, chỉ định của các bác sĩ.

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Ảnh minh hoạ.

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Ảnh minh hoạ.

Khi trẻ mắc cúm B cần nhập viện, trẻ sẽ được điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cần thiết, để từ đó đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. Ví dụ chỉ định dùng kháng virus cho những trẻ có nguy cơ cao/trẻ có các biến chứng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus (chỉ dùng cho những trường hợp sốt <48h). Trường hợp, nếu có bội nhiễm vi khuẩn sẽ được dùng kháng sinh phù hợp. Nếu có suy hô hấp thì tùy mức độ suy hô hấp, sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy hoặc thở máy, bù nước điện giải, điều trị suy tim nếu có…

Phòng bệnh cúm B

Giữ khoảng cách xa tối thiểu 1m với những người có các triệu chứng cúm.

Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng cúm, bạn nên để trẻ ở nhà không đi học.

Rửa tay trước khi chạm vào mắt, mũi và miệng.

Sử dụng khăn giấy hoặc mặt trong cánh tay khi bạn ho và hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy vào nơi quy định và rửa tay.

Không cho trẻ dùng chung các vật dụng như cốc uống, thìa, bình sữa, đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì tiếp xúc với miệng hoặc mũi.

Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào.

Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Tiêm phòng cúm (vaccine cúm bao gồm cả cúm A và B, được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi) là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Tiêm phòng hàng năm sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ chống lại các chủng cúm gần đây nhất, giúp phòng các biến chứng nặng nếu nhiễm bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).