Khi nào bỏ hộ khẩu giấy?

Khi nào bỏ hộ khẩu giấy?

Thực ra, các nhà làm luật ở Quốc hội không phải muốn "kéo" thêm 5 năm nữa mà lo ngại sự thiếu đồng bộ khi chuyển từ quản lý hộ khẩu trên giấy sang quản lý "số". Theo đó, sẽ có nhiều lỗ hổng mà trong vòng một năm nữa, bộ máy quản lý Nhà nước ở nhiều cấp sẽ vận hành không kịp. 

Tuy nhiên, nếu để đến năm 2025 mới bỏ hoàn toàn việc quản lý hộ khẩu trên giấy theo đề nghị của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì lại quá dài, gây thêm bức xúc cho dân. Bộ Công an đề nghị "bỏ ngay" là vì lí do ấy.

Cũng cần nhắc lại ý này, vì nhiều người còn mù mờ về chuyện hộ khẩu nên đã có sự nhầm lẫn. "Bỏ hộ khẩu" là một cách nói "tắt", phải hiểu là bỏ cuốn sổ hộ khẩu bằng giấy mà chúng đã theo ta và "quấy nhiễu" ta mấy chục năm nay, thay vào đó là quản lý bằng "số hóa". Chứ không phải "bỏ hộ khẩu" tức không quản lý gì nữa cả, mạnh ai nấy sống, cư trú ở đâu cũng được, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào!

Hiểu nôm na là, thay vì đi đâu (dọn nhà) chúng ta không được phép quên cuốn sổ ấy, làm một việc gì (giao dịch mua bán nhà đất hay xin cho con học trường mẫu giáo... điểm chẳng hạn) cũng phải luôn kè kè cuốn sổ hộ khẩu theo người. Chuyển chỗ ở là lập tức phải chạy tứ phương, đủ các cấp, các ngành để... đổi sổ hộ khẩu cho phù hợp nơi ở mới; sinh thêm một đứa con cũng lập tức ra phường khai báo với bộ phận làm hộ tịch để họ ghi thêm tên con vào sổ nếu không muốn rắc rối mai mốt xin cho nó đi học đâu đó trong phường mình đang ở. 

Nghĩa là, sổ hộ khẩu bằng giấy ấy nó như vật bất ly thân đối với mỗi gia đình. Bây giờ bỏ nó đi, mỗi người đều được định danh bằng một mã số, khi cần, cơ quan chức năng chỉ việc truy cập vào tên và "mã số" của người đó là sẽ hiện ra mọi thông số cần thiết liên quan. Không hộ khẩu bằng giấy nhưng vẫn được quản lý, thậm chí còn chặt chẽ hơn là quản bằng hộ khẩu giấy. Tạm hiểu về việc "bỏ hộ khẩu" là như thế.

Vấn đề còn lại ở chỗ, để thay thế cuốn sổ hộ khẩu giấy kia bằng hộ khẩu "mã số" như đã nói ở trên thì cần phải có máy móc đồng bộ và con người cũng "đồng bộ" nốt. Mà để "đồng bộ" theo yêu cầu thì phải rà soát lại từ A đến... Z. Chính vì không đồng bộ này nên nhiều người đề nghị cứ cho song song tồn tại hai loại hình "dữ liệu điện tử" và hộ khẩu giấy đến một thời gian thích hợp thì bỏ hẳn hộ khẩu giấy. Tuy nhiên, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an không đồng tình với đề xuất trên và đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình ra là thời điểm luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Giờ ngồi đâu cũng nghe nói đến công nghệ, đến số hóa, đến "bốn chấm không"... nhưng vẫn kè kè cái sổ hộ khẩu bằng giấy mỗi khi "nhà có việc" thì vô lý quá. Lẽ ra việc này nên bỏ từ lâu chứ không phải đến bây giờ mới ngồi lại bàn là "bỏ ngay" hay đến năm 2025 mới bỏ!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.