Khí hậu nóng lên toàn cầu chặn kỷ băng hà thêm 100.000 năm

Sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm gián đoạn chu kỳ tự nhiên trên Trái Đất.

Khí hậu nóng lên toàn cầu chặn kỷ băng hà thêm 100.000 năm

Trong lịch sử hàng triệu năm qua, hành tinh của chúng ta đã trải qua 10 kỷ băng hà trước khi quay về điều kiện thời tiết ấm áp hơn như hiện tại. Trong kỷ băng hà cuối cùng kết thúc 12.000 năm trước, băng bao phủ toàn bộ khu vực Canada, Bắc Âu và Siberia bây giờ.

Các nhà khoa học đã chỉ ra sự liên kết giữa quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời và mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển để giải thích câu hỏi bao lâu nữa hành tinh xanh lại ở kỷ băng hà.

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng khí hậu nóng lên toàn cầu trì hoãn thời kỷ băng giá nhưng phải đến nghiên cứu công bố ngày 14.1 vừa qua mọi chuyện mới được khẳng định rõ ràng.

Khí hậu nóng lên toàn cầu chặn kỷ băng hà thêm 100.000 năm - 1

Những hoạt động của con người đã làm thay đổi khí hậu và gián đoạn chu kỳ tự nhiên trên Trái Đất - Ảnh: AP

Nó cho biết khởi điểm kỷ băng hà đồng nhất với mức năng lượng mặt trời thấp hướng đến Trái đất trong khoảng thời gian mùa hè miền Bắc, giống như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, kỷ băng hà đã không bắt đầu vì nồng độ CO2 trong khí quyển tương đối cao từ trước cách mạng công nghiệp.

Theo Viện nghiên cứu tác động khí hậu Postdam, Trái Đất có vẻ đang trên đường thoát khỏi thời kỳ băng giá trong 50.000 năm tiếp theo. Đồng nghĩa, hành tinh trải qua giai đoạn khí hậu ấm áp dài bất thường. Các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Nature rằng sự gia tăng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính do con người, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 18, có thể kéo giãn kỳ ấm này đến 100.000 năm. Nói cách khác, chính do con người mà sự bắt đầu kỷ băng hà không còn giữ chu kỳ như trước đó.

“Không giống như bất kỳ loại ảnh hưởng nào khác trên hành tinh, kỷ băng hà định hình môi trường ở phạm vi toàn cầu”, Hans Joachim Schellnhuber (Giám đốc Viện Postdam và là tác giả nghiên cứu) nói. Ông cũng đề xuất khái niệm kỷ nguyên mới thay thế, được gọi là “Deglacial”.

Khí hậu nóng lên toàn cầu chặn kỷ băng hà thêm 100.000 năm - 2

Biến đổi khí hậu không những kéo dài thời kỳ ấm áp trên hành tinh mà còn gây ta nhiều hậu quả nặng nề: mưa lớn, sóng nhiệt và nước biển dâng - Ảnh: AP

“Con người có sức mạnh thay đổi khí hậu theo thang thời gian địa chất”, tác giả Andrey Ganopolski nói với Reuters. Cùng công nhận vai trò to lớn của con người trong việc hình thành địa chất của hành tinh, tuần trước, một nhóm các nhà khoa học tiếp tục ủng hộ luận điểm cho rằng nhân loại tạo ra “kỷ nguyên Anthropocene” (kỷ nguyên con người) bắt đầu giữa thế kỷ 20 với các yếu tố như thử hạt nhân và công nghiệp hóa.

Andrey Ganopolski cũng cảnh báo chúng ta “dừng việc tăng lượng khí thải sớm bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu”. Trong khi đó, Giáo sư Richard Allen của trường Đại học Reading (Anh) phát biểu: Sự chậm trễ của thời kỳ băng hà còn ít đáng lo hơn so với các tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra các trận mưa lớn, sóng nhiệt và nước biển dâng. Để đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, tháng trước, gần 200 chính phủ đã đồng ý ký thỏa thuận tại Paris (Pháp) cam kết chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch với hi vọng giảm lượng CO2.

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.