Khí dung đường hô hấp là gì?

GD&TĐ - Khí dung được hiểu “nôm na” là sử dụng một dung dịch dưới dạng khí đưa vào đường hô hấp để trị bệnh. Dung dịch ở đây thường là kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc giãn phế quản.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Một số bệnh lý đường hô hấp ở các bộ phận như phế quản, phổi hay mũi họng, các nhà chuyên môn đã nghĩ ra cách đưa thuốc đến tiếp xúc trực tiếp vào khu vực có bệnh để cho tác dụng nhanh, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Kỹ thuật thực hiện này được gọi là khí dung (aerosol).

Phương pháp xông mũi họng

Khí dung được hiểu “nôm na” là sử dụng một dung dịch dưới dạng khí đưa vào đường hô hấp để trị bệnh. Dung dịch ở đây thường là kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc giãn phế quản.

Tùy trường hợp mà bệnh nhân được chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp với nhau. Người ta còn gọi khí dung là phương pháp xông mũi họng. Khí dung hiện được dùng khá rộng rãi và có tác dụng tốt đối với các bệnh lý vùng mũi, họng, thanh khí phế quản và xoang.

Để thực hiện khí dung, người ta dùng một máy chuyên dụng với một bộ phận đầu ống ngậm hoặc mặt nạ úp kín vùng mũi - họng. Nhờ có phương tiện này mà thuốc được đưa vào cơ thể dưới dạng các “hạt khí” nhỏ li ti, có khả năng đi sâu vào ngóc ngách của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc vùng thương tổn và phát huy tác dụng điều trị.

Trong một lần khí dung, lượng thuốc dùng không nhiều, khoảng chừng 2 - 3 ml thuốc dạng nước, dù là dùng đơn chất hoặc pha trộn.

Trong điều trị cắt cơn hen phế quản, khí dung được thực hiện dưới dạng bình xịt phun sương nhỏ rất tiện dụng, có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi và người bệnh có thể tự thực hiện khí dung cho mình sau khi đã tập cách sử dụng theo sự hướng dẫn trong đơn thuốc đính kèm.

Loại thuốc dùng phổ biến trong trường hợp này là Ventolin inhaler (Salbutamol dạng phun sương), cho tác dụng nhanh và hiệu quả hơn dạng thuốc uống hay tiêm và liều dùng cũng nhỏ hơn rất nhiều lần.

Tác hại của lạm dụng

Một số người, nhất là những người lần đầu tiên “tiếp xúc” với khí dung một cách hiệu quả. Họ hồn nhiên nghĩ rằng nếu việc thực hiện khí dung được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giúp cho họ mau hết bệnh.

Họ quên một điều, khí dung chỉ là một phương pháp đưa thuốc trực tiếp vào trong cơ thể dưới dạng phun sương. Một khi đã là thuốc thì phải có liều lượng, có tác dụng chính và những tác dụng phụ gây bất lợi đi kèm.

Bên cạnh các tác dụng phụ là sự lệ thuộc vào thuốc. Điều này khiến cho cơ chế thích nghi và tự bảo vệ của cơ thể gần như bị tê liệt. Việc sử dụng quá liều thay vì thuốc có tác dụng chữa bệnh nó quay lại làm tổn thương những nơi thuốc được phun vào tiếp cận.

Việc khí dung cho trẻ nhỏ rất khác với người lớn. Vì nhiều loại thuốc có tác dụng tốt cho người lớn lại không thể sử dụng được cho trẻ nhỏ. Do đó, muốn thực hiện khí dung cho trẻ nhỏ phải có chỉ định sử dụng thuốc của các bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc dùng cho người lớn có hàm lượng tinh dầu cao có khả năng làm bỏng niêm mạc đường hô hấp của trẻ nhỏ. Thuốc nhóm Aminoglycosid có thể làm tổn thương ốc tai tiền đình - là các bộ phận trong cơ quan thính giác của trẻ nhũ nhi và gây điếc sau này.

Sau khí dung, dụng cụ thực hiện cần được vệ sinh sạch sẽ và thay dây dẫn để tránh sự ẩm mốc gây tác hại cho những lần khí dung tiếp theo.

Người bệnh tự sử dụng khí dung tại nhà, trong nhiều trường hợp không đánh giá được mức độ và diễn biến phức tạp của bệnh. Do đó có một số trường hợp người nhà hoặc bệnh nhân tự khí dung tại nhà sau nhiều lần thất bại, bệnh nhân được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Một số trường hợp không may, lúc mới vừa bật máy khí dung đã gây ra phản xạ co thắt phế quản và người bệnh tử vong trong tình trạng suy hô hấp cấp tính.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng

Khí dung đường hô hấp là gì? ảnh 1

Một điều cần lưu ý là chỉ nên khí dung khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Trong mọi trường hợp đều tránh sự lạm dụng, vì mọi sự lạm dụng đều bất lợi cho cơ thể người bệnh. Tất cả các loại thuốc chữa bệnh, ít hoặc nhiều đều có tác dụng phụ của chúng.

Khi mắc các bệnh ở vùng mũi họng và hô hấp, nhất là ở trẻ em, ngoài việc khí dung, cần hướng dẫn và kiểm soát các cháu thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh hằng ngày như đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối đóng chai, mặc ấm khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi đi đường nhiều bụi bặm. Ngoài ra, tập thể dục thể thao rèn luyện thân thể nâng cao thể trạng cũng tránh được nhiều bệnh tật khác.

Cách bảo quản máy khí dung

Khí dung đường hô hấp là gì? ảnh 2

Một thiết bị dù tốt và đắt tiền đến bao nhiêu thì cũng cần phải biết cách bảo quản để sử dụng lâu dài và hiệu quả. Nếu không chúng sẽ mau hỏng hoặc kém tác dụng. Sau đây là một số điểm cần lưu ý đối với người mới sử dụng máy khí dung:

- Ngay sau khi kết thúc khí dung, tháo rời mặt nạ (mask) hoặc ống thở miệng và cốc đựng thuốc ra khỏi thiết bị. Rửa chúng dưới vòi nước sạch. Rồi đặt lên khăn sạch để khô. Cả ống nhỏ giọt lấy thuốc (nếu có) cũng thực hiện như thế.

Lưu ý không đặt nguyên cả máy chạy khí dung vào chậu nước. Sau khi tất cả đều khô, tốt nhất lắp tất cả các bộ phận trở lại và bật máy chạy khoảng 20 - 30 giây để làm khô phía trong.

- Hằng tuần, nên rửa các bộ phận nói trên bằng nước ấm với xà phòng. Rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để khô và thực hiện các bước tiếp theo như trên.

Việc bảo quản tốt chính là giữ thiết bị luôn trong tư thế sẵn sàng để khi cần thì sử dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.