Khi danh phận đã mặc định

Khi danh phận đã mặc định

(GD&TĐ) - Những suy nghĩ “nếp hằn vỏ não” từ xã hội liên quan đến chất lượng đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, chương trình, đội ngũ… đang là rào cản lớn nhất của khối trường ngoài công lập trên “đường chạy” tuyển sinh.

Nguyễn Minh Thu (nguyenminhthu...@vnn.vn), một HS lớp 12 bày tỏ: “Lớp em vẫn nói với nhau là không đăng ký thi trường ngoài công lập, bởi ra trường tấm bằng không có giá trị, đào tạo không tốt. Cho dù các trường NCL lấy đầu vào như thế nào, bằng cách nào, thì quan trọng hơn cả vẫn là chất lượng”.

“Các trường ĐH NCL hiện có nhà giáo không thật sự xuất sắc như nhiều trường top. Cơ sở vật chất không nổi trội. Bề dày hạn chế... Ấy thế mà có thể đào tạo những thí sinh dưới chuẩn thành SV chuẩn, tốt nghiệp thành người lao động đủ tri thức ư?" - Lương Thị Nghĩa (nghialuong@...com) đặt câu hỏi. Hay ý kiến của bạn Huy Khôi (Khoi9...@yahoo.com): “Lý thuyết là quá trình đào tạo sẽ đào luyện được SV giỏi, không sai! Nhưng liệu thực tế có như vậy? Tôi nghĩ đây chỉ là ngụy biện!”.

Thí sinh tra số báo danh
Thí sinh tra số báo danh

Việc đưa ra phương án xét tuyển của 4 trường ĐH NCL tạo nên nhiều suy luận. Bạn Lan Hương - (Lanhuonghue... 9@gmail.com) nhận định: “Việc 4 trường NCL phải làm đề án tuyển sinh riêng tức là họ đã và đang rất khó khăn để thu hút đầu vào”. Còn Anh Khoa (kendy...@yahoo.com) bình luận: “Tôi không biết ngoài 4 trường ĐH này còn có trường nào đưa ra phương án tuyển sinh riêng nữa hay không? Nếu chỉ dừng lại ở con số 4 ít ỏi như thế này thì có lẽ là tình thế của họ bức bách lắm rồi”. 

Lý giải tại sao một bộ phận không nhỏ trong xã hội có suy nghĩ mặc định trên, Nguyễn Vinh Quang (quangvinh60... @yahoo.com.vn) phân tích: “Thực tế cho thấy không chỉ ĐH mà nhiều trường tiểu học, THCS, THPT khi mới thành lập, thí sinh, xã hội chưa biết nhiều nên buộc lòng phải dùng hình thức xét tuyển để tuyển đủ chỉ tiêu, duy trì hoạt động. Nhưng khi đã đi vào quỹ đạo ổn định, họ đều quyết định dùng hình thức thi tuyển để chủ động trong việc lựa chọn đầu vào, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Có thể thấy rõ đẳng cấp của trường qua hình thức lựa chọn đầu vào. Họ dễ dãi lúc khởi sự khó khăn, nhưng sẽ khó tính hơn khi bản thân có chút ít thành tựu.”

Còn myhanh19... @yahoo.com nhận định: “Theo dõi phương án tuyển sinh riêng của 4 trường NCL, tôi hiểu thêm lý do nhiều nhà tuyển dụng lại định kiến với các trường “tốp dưới”. Chắc chắn những trường NCL đã tạo được thương hiệu sẽ không phải “tuyên chiến” với điểm sàn”.

Nguyễn Hoàng (ngocanh...@gmail.com) thận trọng: “Cần tỉnh táo khi đề cập đến vấn đề này. Chưa bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH nghĩa là đến lúc nào đó ngành GD sẽ phải tính đến chuyện bỏ. Nhưng lúc nào bỏ lại là  bài toán phải có điều kiện cần và đủ. Còn rất nhiều việc phải giải quyết mới có thể tiến tới phương án xét tuyển như các trường đã nêu”.

Gia Hân (tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ