Khi con hỏi "nhà mình có nghèo không?”, cha mẹ nên trả lời thế nào?

Khi gặp phải câu hỏi như thế này, các bố mẹ thường mắc lỗi hoặc trả lời nhà mình rất nghèo, hai là tự nhận nhà mình giàu trong khi thực thế không phải vậy.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Câu hỏi mà các bậc cha mẹ hay gặp nhất từ các con là: "Bố/mẹ ơi, nhà mình có nghèo không?"; "Bố/mẹ ơi, tại sao nhà bạn A lại có xe ô tô, chúng ta lại không có?".

Đối diện với những câu hỏi về vật chất như thế này, cha mẹ nên trả lời như thế nào mới là hợp lý. Nói mình nghèo rất nghèo, hay nhận mình giàu?

Có hai mấu chốt mà cha mẹ cần nhớ khi trả lời những câu hỏi trên:

Thứ nhất: Tuân thủ "hai không"

Không tô đen gia cảnh: Một số ông bố bà mẹ muốn con lớn lên biết tiết kiệm nên đã ngay lập tức trả lời: "Nhà mình rất nghèo con ạ, con phải học thật chăm chỉ để tương lai xán lạn hơn".

"Mẹ ơi, nhà mình có nghèo không?" - Hầu hết cha mẹ đã mắc lỗi khi trả lời câu hỏi này của con - Ảnh 1.

Đó được cho là cách thúc đẩy nhưng thực ra nó lại có tác động lớn đến sự phát triển và cuộc sống tương lai của con. Khi trong đầu con mặc định rằng gia đình mình rất nghèo, không có tiền, chúng sẽ dần có xu hướng rất háo hức với tiền rồi sinh ra tính tham lam, bất chấp làm mọi thứ để có tiền.

Không tô hồng mọi việc: Một số cha mẹ khi được con hỏi như vậy, sẽ như chạm tự ái và vỗ ngực tự nhận luôn là "nhà mình giàu" trong khi thực tế gia đình họ chỉ ở mức trung bình.

Và rồi khi thấy con nhà người khác có đồ chơi đẹp, cũng phải mua bằng được cho con, con nhà hàng xóm đi trại hè quốc tế, cũng tìm mọi cách để con mình đi được như thế.

Khi đáp ứng và chạy theo nhu cầu ngày càng cao, vượt quá khả năng của gia đình như vậy vô tình họ đã tạo ra những đứa trẻ ích kỷ chỉ biết bản thân, chỉ biết hưởng thụ mà không biết bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào mình mới có được mọi thứ mình muốn.

Cách đúng đắn nhất là người lớn nên nói với trẻ trung thực về hoàn cảnh gia đình mình và nhấn mạnh với con bố mẹ đang làm việc rất chăm chỉ để các con có cuộc sống tốt nhất có thể.

Gia đình chúng ta có thể không có biệt thự, xe hơi nhưng gia đình ta có sự ấm áp và yêu thương, đó mới là điều quan trọng nhất của một gia đình.

Thứ hai: Trẻ em luôn cần được nghe những lời nói đúng đắn

Làm cha mẹ, không có nghĩa là chúng ta cần phải che giấu hoàn cảnh thực của gia đình, "làm màu" giả vờ rằng gia đình mình giàu hoặc nghèo. Hãy sống thật với con, để trẻ hiểu cha mẹ đã cố gắng hết sức để chúng có được cuộc sống như vậy.

"Mẹ ơi, nhà mình có nghèo không?" - Hầu hết cha mẹ đã mắc lỗi khi trả lời câu hỏi này của con - Ảnh 2.

Ý tưởng dạy con về người nghèo và người giàu không phải để con mang cảm giác gánh nặng gia đình mà chỉ là giúp con tự lập khi lớn lên và biết rằng chỉ có lao động mới giúp mình có được cuộc sống tốt đẹp.

Nếu gia đình bạn nghèo, bạn cứ thẳng thắn nói thật với các con để tạo động lực cho con rằng: làm việc chăm chỉ sẽ giúp con và gia đình mình thay đổi được tương lai, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. 

Nếu gia đình bạn giàu, câu trả lời của bạn cũng nên hướng con tới giá trị của lao động để con không có tính ỷ lại, tự lập và chăm chỉ lao động, tự mình tạo dựng tương lai. Và những gia đình giàu có thì không nên chiều con vô lối để tạo cho trẻ thói ích kỷ chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu lao động.

Theo Nhịp sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.