Khi “chiếm dụng” lộng hành nơi công cộng

GD&TĐ - Gần đây, trên một địa chỉ mạng xã hội đã chia sẻ với cộng đồng đoạn clip có nội dung về việc bị một người bán hàng nước đuổi khi đang ngồi ghế đá ven Hồ Tây để người phụ nữ này lấy chỗ bán hàng.

Du khách bị làm phiền bởi các dịch vụ “ăn theo” ghế đá ở các điểm nghỉ ngơi công cộng
Du khách bị làm phiền bởi các dịch vụ “ăn theo” ghế đá ở các điểm nghỉ ngơi công cộng

Mặc dù, đây chỉ là một trường hợp được nêu gây bức xúc dư luận, song việc lấn chiếm công khai của các dịch vụ buôn bán quanh điểm công cộng tại Hồ Tây nói riêng và các điểm khác ở Hà Nội nói chung là phổ biến.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các vườn hoa, điểm chờ xe buýt, các hồ… trong lòng Hà Nội, việc lấn chiếm để kinh doanh theo kiểu “di động” vẫn vô tư tồn tại mà không có giải pháp triệt để từ những đơn vị quản lý cơ sở.

Điểm chung ở các nơi bị lấn chiếm là du khách bị đề nghị sử dụng dịch vụ của họ, còn nếu không thì được “mời đi chỗ khác” để những người lấn chiếm lấy “đất làm ăn”. Thiết nghĩ, việc lấn chiếm của đủ mọi loại hình dịch vụ ở những điểm công cộng là rất rõ ràng, điều quan trọng là vai trò của các cấp quản lý đang ở đâu mà thôi?

Bóng mát vườn hoa bị chiếm để kinh doanh

Bóng mát vườn hoa bị chiếm để kinh doanh

Điểm đón xe buýt thành điểm giải khát…
Điểm đón xe buýt thành điểm giải khát…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.