Khẩu trang và sức khỏe

GD&TĐ - Trong thời đại dịch Covid-19 và hậu đại dịch, mọi người muốn mình luôn được khỏe mạnh thì khi ra đường đừng quên che chắn bằng khẩu trang.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Những chiếc khẩu trang nhỏ xinh thường được mọi người mang theo khi ra đường để chống lại sự xâm nhập của khói bụi và các mầm bệnh nguy hại, nhất là trong thời đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, "mặt trái" của chiếc khẩu trang và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng chúng không phải là ai cũng tỏ tường.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh một cách chính xác thời điểm ra đời và nguồn gốc của chiếc khẩu trang nên cũng khó có thể biết được nó có tự bao giờ và lần đầu tiên được sử dụng tại quốc gia hoặc lãnh thổ nào.

Ngày nay, với nhiều người, chiếc khẩu trang là vật bất ly thân trên những con đường đầy cát bụi; kể cả trong không gian của thành phố nhằm “chống lại” các phần tử bẩn lơ lửng trong không khí vì chúng có khả năng xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh.

Và từ lâu trên đường phố, hình ảnh nhiều người với chiếc khẩu trang đi học, đi dạy, đi chơi hay đi làm... đã trở nên quen thuộc. Do môi trường ngày một ô nhiễm, nhiều thị trấn, thị xã, thị tứ, thành phố mở đường và xây dựng ngổn ngang như một công trường khổng lồ mà cứ hễ có gió hoặc xe chạy ngang qua khói bụi mịt mù đến… nghẹn thở.

Nhiều người khi ra đường phải phòng thân bằng cách trùm kín mít để tránh hít khói bụi vào mũi, vào phổi. Chiếc khẩu trang mặc nhiên là người bạn, luôn đồng cam cộng khổ với các chủ nhân để “chia sẻ” gánh nặng này.

Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp bảo vệ hiệu quả trước mối nguy dịch bệnh.

Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp bảo vệ hiệu quả trước mối nguy dịch bệnh.

Tuy nhiên khẩu trang cũng có “mặt trái” của nó. Bác sĩ Trần Văn Kim (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP HCM) cho biết: “Con người vốn đã phải sống trong bầu không khí ô nhiễm và thiếu hụt oxy. Thêm chiếc khẩu trang bịt mũi, bịt mồm mình lại thì sẽ giảm khả năng thở, giảm sự đào thải, giảm sự trao đổi chất của cơ thể... Dù có là loại khẩu trang gì đi nữa thì cơ thể người đeo không mệt mới là lạ!”.

Một điều cần lưu ý, tuy khẩu trang có tác dụng chắn bụi và chắn vi trùng ở một mức độ nào đó để không vào mũi, vào phổi, thì cũng chính cái khẩu trang là nơi tập trung vi khuẩn và từ đó đột nhập vào cơ thể qua miệng và mũi một cách dễ dàng.

Không ít người sử dụng khẩu trang vải nhiều lớp, loại may đẹp, tái sử dụng, nhưng chẳng mấy khi giặt phơi nó. Ra đường thì trùm lên mũi miệng, về nhà lại vứt xó. Sử dụng khẩu trang kiểu như vậy thì thà không sử dụng còn tốt hơn.

Cũng có những người với thói quen hễ cứ bước qua khỏi cửa nhà là miệng bịt khẩu trang, thậm chí ngay cả khi họ ngồi trên xe hơi hay taxi và kể cả khi an vị trên những chuyến bay sạch, ngoài mùa dịch cúm. Sự gắn bó như hình với bóng thái quá này cũng cần phải xem lại.

Trong thời đại dịch Covid-19 và hậu đại dịch, mọi người muốn mình luôn được khỏe mạnh thì khi ra đường đừng quên che chắn bằng khẩu trang. Mọi người cũng cần lưu ý đeo và tháo khẩu trang cho đúng cách, nếu không chất bẩn và vi trùng bám dính trên khẩu trang trong quá trình sử dụng có thể bám dính trên tay và từ đó thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Trừ những chiếc khẩu trang tiện lợi được sản xuất công nghiệp sử dụng một lần rồi bỏ đi còn những chiếc khẩu trang thủ công, may đẹp, thêu hoa công phu được các chủ sở hữu tái sử dụng nhiều lần thì sau khi sử dụng đừng quên chăm sóc chúng một cách cẩn thận, thường xuyên giặt giũ để tránh bám bụi làm môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Sử dụng khẩu trang hợp lý, chứ đừng sử dụng thái quá như một số người lên ngồi trên xe ôtô có máy điều hòa đang hoạt động mà vẫn cứ đeo... khẩu trang.

Một điều cần lưu ý khác là giá của một chiếc khẩu trang chưa bằng tiền của một que kem, nên mọi người chỉ cần nhịn quà vặt, nhịn việc chi tiêu chút chút không cần thiết là đã có một hay nhiều chiếc khẩu trang xinh xắn.

Thỉnh thoảng nên thay đổi khẩu trang để có những chiếc khác vừa mới về mặt hình thức mang đến sự tươi vui và hấp dẫn hơn, lại vừa có hiệu quả đảm bảo hơn trong việc phòng chống các bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

Ảnh minh họa/INT

Ảnh minh họa/INT

Đồng hành cùng chiếc khẩu trang, nhưng mọi người cũng cần nhanh chóng “vứt bỏ” nó để lộ nguyên khuôn mặt tươi vui của mình khi đối thoại với những người xung quanh.

Có như vậy mới thể hiện được sự thân mật, gần gũi trong giao tiếp và ứng xử. Đừng giữ lì chiếc khẩu trang trên mặt khi có thể cởi bỏ nó để hòa nhập với thế giới xung quanh nhé.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.