Trong đó yêu cầu, khi xây dựng nội dung khẩu hiệu cần được phân loại theo mỗi cấp học và mỗi cấp học cần có những khẩu hiệu riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường, của người học, với mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương, đơn vị.
Ngôn ngữ trình bày là ngôn ngữ chính thống dùng trong nhà trường, không sử dụng từ địa phương, từ lóng; có thể sử dụng song ngữ trong một số trường hợp cụ thể nhưng tiếng Việt phải đặt trước các ngôn ngữ khác.
Hình thức thiết kế khẩu hiệu tuỳ vào vị trí treo khẩu hiệu hoặc trang trí mĩ thuật phù hợp với cấp học. Vị trí đặt khẩu hiệu cần dễ quan sát, dễ đọc, không bị che khuất và phù hợp với nội dung tuyên truyền.
Khẩu hiệu trong nhà trường cần có nội dung ngắn gọn, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, định hướng hành động cho các đối tượng trong nhà trường.
Nội dung khẩu hiệu phải đảm bảo tính giáo dục, tính thực tiễn, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực, ấn tượng; tính truyền thống và hội nhập; tính thẩm mĩ....
Sở GD&ĐT yêu cầu các trường tiến hành rà soát, xem xét lại các khẩu hiệu đang được trang trí trong nhà trường. Tùy theo tình hình thực tiễn tại đơn vị tổ chức tháo dỡ, sửa chữa các khẩu hiệu chưa phù hợp, hư hỏng.
Trong quá trình xây dựng và sửa chữa trường, lớp các đơn vị cần xem xét lựa chọn xây dựng khẩu hiệu sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và theo tinh thần hướng dẫn của Sở.