Khát vọng được cống hiến trong ngôi trường đặc biệt

GD&TĐ - Thời gian thấm thoắt thoi đưa, tôi đã gắn bó với các trẻ khuyết tật dưới trung tâm này đã bảy năm. Một quãng thời gian không dài nhưng thắp lên trong tôi ngọn lửa, ước mơ cháy bỏng không ngừng và lý tưởng sống cống hiến cho nghề, cho đời, đó là cùng tham gia giảng dạy và chăm sóc cho bao thế hệ học sinh khuyết tật trên địa bàn…

Chị Nguyễn Thị Bích Phương hướng dẫn học sinh khuyết tật thực hành môn Tin học
Chị Nguyễn Thị Bích Phương hướng dẫn học sinh khuyết tật thực hành môn Tin học

Đó là lời tâm sự của chị Nguyễn Thị Bích Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục khuyết tật huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Một trong những người được vinh danh của ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Bình trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Chặng đường gian nan…

Đối với Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy là ngôi trường thứ ba chị Nguyễn Thị Bích Phương nhận nhiệm vụ công tác của mình kể từ khi chị bước chân đến với nghề. “Ngày trước trung tâm không được như bây giờ khi cơ sở vật chất, con người và học sinh chỉ vẻn vẹn đôi ba chục người. Cảm giác thật sự đã rất lo lắng nhưng khi được động viên của đồng nghiệp, lãnh đạo và nhìn những ánh mắt của học sinh khuyết tật mọi băn khoăn trong tôi như dần tan biến, thay vào đó là sự cố gắng vươn lên để giúp các em” - chị Bích Phương tâm sự.

Vốn xuất thân trong một gia đình làm nông, nhà lại đông anh em. Thấu hiểu được vất vả để tự vươn lên, được sự động viên của gia đình và bằng sự nỗ lực của bản thân biết vượt qua hoàn cảnh nên sau khi tốt nghiệp cấp 3 chị đã quyết tâm thi và đỗ vào ngành sư phạm.

Ra trường năm 1996, cầm trên tay quyết định đến với Trường TH Thái Thủy - Một ngôi trường khó khăn nằm ở phía Tây Nam huyện Lệ Thủy. Vốn bản thân có niềm đam mê với nghề, và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không quản ngại vất vả, khó khăn, gian khổ, vượt qua hơn 50km, ngày ngày chị vẫn đạp xe đến lớp, đến trường, đến với các em học sinh thân yêu của mình. Công tác tại Trường TH Thái Thủy tròn 3 năm, đến năm 1999, chị được cấp trên điều chuyển công tác về Trường Tiểu học số 2 An Thủy.

Về với môi trường giáo dục thuận lợi, trình độ dân trí cao hơn, nhưng bản thân chị vẫn luôn cố gắng để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước. Hằng ngày tôi vẫn đến lớp tham gia giảng dạy, mỗi lúc trống tiết là tôi mạnh dạn xin các đồng nghiệp đi dự giờ để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy. Nhờ thế mà năng lực chuyên môn của bản thân không ngừng được nâng lên. Cuối năm, chị luôn được đánh giá cao trong thi đua. Và hơn hết là luôn nhận được sự thương yêu từ các em học sinh, từ các đồng nghiệp…

Ở nơi tràn ngập những yêu thương

Chị Nguyễn Thị Bích Phương luôn tự trau dồi kiến thức của mình để có những phương pháp giảng dạy có chất lượng nhất cho học sinh khuyết tật
Chị Nguyễn Thị Bích Phương luôn tự trau dồi kiến thức của mình để có những phương pháp giảng dạy có chất lượng nhất cho học sinh khuyết tật

Năm 2011, chị được điều động đến nhận công tác tại Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy, vượt qua bao bỡ ngỡ ban đầu, mặc dù có đôi lúc hơi hụt hẫng về tâm lý, nhưng được sự động viên các anh chị đi trước khiến bản thân tự tin hơn; để nhanh chóng bắt kịp với công tác giáo dục trẻ khuyết tật được thuận lợi. Chính những người đồng nghiệp đi trước của chị đã giúp cho chị có được những viên gạch để tôi mạnh dạn xây nên một bức tường vững chắc trong sự nghiệp trồng người của mình.

Có thể nói rằng, những ngày tháng công tác dưới mái trường Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy là những ngày tôi thấy thực sự ấm áp và hạnh phúc cùng với học sinh và đồng nghiệp. Chúng tôi thường xuyên trao đổi giúp đỡ nhau trong công việc, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Trung tâm đã trở thành niềm tự hào không chỉ của riêng tôi mà còn là niềm tự hào của tất cả các giáo viên trong nhà trường.

Nơi mái nhà này, những người thầy người cô thật tận tuỵ, những người bạn thật chân thành, những học sinh thân yêu và đượm cả tình người thật ấm áp trong một môi trường giáo dục đặc biệt nhưng thật ấm áp và hạnh phúc. Mỗi bài dạy của giáo viên chúng tôi luôn thể hiện một chữ “Tâm” và một niềm mong mỏi lớn đối với tất cả các em học sinh yêu quý.

Niềm tin đó giúp tôi vững vàng với lựa chọn của mình, tự tin trong việc nâng cao chuyên môn và rèn luyện. Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ sự tin tưởng của lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp. Trong tôi luôn tâm niệm “Tất cả vì học sinh thân yêu”, tôi đã thực sự cố gắng vì công việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.