Xã Hương Trà có hơn172ha chè, được xem là vựa chè của Hà Tĩnh. Do nắng nóng kéo dài, có thời điểmlên tới 42 độ C, dẫn đến ao hồ, sông suối, hồ đập khô cạn. Không có nước tướitiêu, hơn 5ha chè của xã này bị chết cháy, khó cứu vãn do "khát nước".
Ông Phan Thế Hòa, Chủ tịchUBND xã Hương Khê cho biết: "Đến lúc này người dân, chính quyền xem như bất lực, mọi nguồn nước từ sông suối, hồ đập đã khô cạn. Giờ chỉ biết cầu trời có cơnmưa rào mới có thể cứu phần nào diện tích chè đang chết dần vì nắng nóng".
"Cây chè đối với ngườidân xã Hương Trà là loài cây chủ lực, đem lại thu nhập ổn định. Nhiều năm qua,toàn bộ lượng chè của người dân xã này hái về đều nhập cho Xí nghiệp chè 20/4.Trung bình mỗi ha chè người dân thu về 80-170 triệu đồng/vụ" – ông Trần VănHòa, Phó giám đốc xí nghiệp chè cho hay.
Ông Hòa cũng nói thêm: "Mỗivụ chè của người dân diễn ra trong vòng 8 tháng. Tính sơ bộ, mỗi tháng 1 hộ dânthu về gần 2 tấn chè búp tươi, bán ra với giá 7 triệu đồng/tấn. Đây là thời điểmvụ chè đang vào mùa thu hoạch nhưng lại gặp phải nắng nóng kéo dài, thất thu đốivới người dân là rất lớn. Nếu tình hình nắng nóng như thời điểm này kéo dài khoảng1 tuần nữa thì khả năng diện tích chè còn bị chết cháy nhiều".
Anh Sỹ Cường (thôn TânTrà, Hương Trà) chia sẻ: "Hơn 20% diện tích chè của gia đình đã bị chết khô. Nếunắng nóng kéo dài 1 tuần nữa chắc chắn khó phục hồi, buộc phải chặt bỏ để trồngcây mới. Chỉ tiếc những cây chè có tuổi thọ 20 – 30 năm bị chết, khi trồng mớimất nhiều thời gian chăm bón và chờ thu hoạch".
Vựa chè lớn nhất HàTĩnh xanh mướt, mơn mởn giờ đang chết mòn, chết dần dưới cái nắng nóng gay gắt củamùa hè miền Trung. Có những cụm chè đã cháy khô, lá giòn rơi vãi xuống đất.Nhiều hộ dân vì tiếc mà gom về nấu nước chè khô uống dần. Có hộ vì không đànhmà xách từng thau nước tưới hàng ngày với mong muốn có thể cứu chè trước hạn "cháykhô".
Ông Trần Văn Hòa, Phógiám đốc xí nghiệp chè 20/4 trăn trở, dùng bơm tưới bằng máy bơm truyền thốngchỉ là tạm thời, tốn công sức và rất lãng phí nước. Về lâu dài, cần đầu tư hệthống tưới bằng béc phun sương tự động, vừa đảm bảo không tốn công lao động, tướiđược đều, đặc biệt là tiết kiệm nước.
"Tuy nhiên, với điều kiệnkinh tế hiện tại, hầu như các hộ trồng chè chưa đủ kinh phí để lắp thiết bị tướinước tự động. Trong khi hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước, đập Khe Cát (nơi cungcấp nước tưới tiêu cho diện tích chè ở đây) đã bị xuống cấp không phát huy đượchiệu quả. Đề nghị tỉnh khôi phục lại đập này" – ông Hòa nói thêm.
Còn ông Phan Thế Hòa,Chủ tịch xã này cũng phản ánh: "Lòng hồ của xã đã bị bồi lắng, cần nạo vét đểthay đổi dòng chảy. Đồng thời đề nghị nhà nước hỗ trợ về lĩnh vực nông nghiệpnhư máy móc, trạm bơm cho người dân. Bởi cứ đến mùa nắng là dân lại căngmình chống hạn, quả thực vô cùng vất vả".
Một số hình ảnh PV Báo GD&TĐ ghi lại sáng 3/7 tại đồichè Nam Trà, xã Hương Trà:





