Khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố việc triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, phạm vi khảo sát yêu cầu mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chọn 1 Thành phố/Quận trực thuộc tỉnh/thành phố và 1 huyện (chọn huyện có học sinh khuyết tật nghe, nói học tập). Trong đó Thành phố/Quận trực thuộc tỉnh/thành phố chọn 1 Phường và 1 xã. Tại Phường và xã đã chọn khảo sát tất cả các trường Tiểu học và THCS có trên địa bàn.

Huyện chọn 1 Thị trấn và 1 xã. Tại Thị trấn và Xã đã chọn, khảo sát tại tất cả các trường Tiểu học và THCS. Tại Thành phố/Quận trực thuộc tỉnh/thành phố và Huyện đã chọn 1 trường THPT để khảo sát.

Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý (CBQL) (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập, chuyên biệt; Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm giáo dục học sinh khuyết tật);

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật (của các nhà trường phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập, chuyên biệt; các TTGD học sinh khuyết tật); CBQL phụ trách công tác giáo dục học sinh khuyết tật của Phòng GD&ĐT cấp huyện trong địa bàn khảo sát đã chọn.

Hình thức và nội dung khảo sát được tiến hành bằng hình thức trực tuyến (online) theo nội dung xây dựng.

Việc triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật được thực hiện theo Kế hoạch số 167 của Bộ GD&ĐT về khảo sát đánh giá các điều kiện cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; Kế hoạch số 169 về triển khai mô hình giáo dục trẻ khuyết tật theo Chương trình GDPT 2018; Kế hoạch số 192 về tổ chức Hội thảo nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ kí hiệu và đào tạo, bồi dưỡng ngôn ngữ kí hiệu cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật nghe, nói…

Bộ GD&ĐT triển khai xây dựng bộ công cụ khảo sát gửi các địa phương để thu thập thông tin làm căn cứ xây dựng báo cáo thực trạng về giáo dục học sinh khuyết tật và đề xuất các giải pháp quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục học sinh khuyết tật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Nốt nhạc đầu tiên

GD&TĐ - Thời gian này lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...

Khi tường có nấm mốc, trước tiên bạn dùng bàn chải đánh răng khô để chải sạch vết nấm mốc, sau đó lau nhẹ bằng vải mềm nhúng cồn. (Ảnh: ITN).

Mẹo hút ẩm tường nhà sau mưa bão

GD&TĐ - Sau những cơn ngày mưa kéo dài khiến sàn nhà, tường nhà ẩm ướt rất dễ lên mốc. Dưới đây là một số mẹo hút ẩm giúp bạn tiết kiệm tối đa ngân sách.