Khảo sát chất lượng HS lớp 12: Cơ hội tập dượt trước kỳ thi tốt nghiệp

Khảo sát chất lượng HS lớp 12: Cơ hội tập dượt trước kỳ thi tốt nghiệp

Thầy - trò cùng bù lấp kiến thức còn thiếu

Kỳ khảo sát lần thứ nhất tiến hành vào các ngày 29, 30, 31/5. Lần thứ hai vào ngày 19, 20, 21/6; lần thứ ba vào ngày 10, 11, 12/7. Mỗi học sinh THPT dự kiểm tra 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (môn Toán, Tiếng Anh) và một bài tự chọn KHTN (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc KHXH (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Là một trong 11 trường được lựa chọn thử nghiệm thi trực tuyến trước khi tiến hành trên diện rộng, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, tập huấn cho giáo viên. Dù không áp lực về điểm số nhưng học sinh đã làm bài thi nghiêm túc theo quy định. Các giám thị online cũng làm việc nghiêm túc, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kỹ thuật cho học sinh.

Thầy Lê Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cho biết: Kỳ khảo sát không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức, mà còn cho các thầy cô giáo biết được điểm mạnh, điểm yếu của các em để có kế hoạch củng cố kiến thức cho phù hợp.

Thông qua kiểm tra khảo sát, giáo viên bộ môn nắm được điểm còn yếu, hạn chế của học sinh, từ đó có biện pháp bồi dưỡng kịp thời để khắc phục. Học sinh cũng tự rút ra kinh nghiệm trong việc làm bài, xác định được những phần kiến thức còn yếu cần bù lấp.

Khắc phục sự cố đường truyền

Ghi nhận trong buổi thi đầu tiên, sau bài kiểm tra môn Toán, một số học sinh gặp khó khăn do đường truyền Internet không ổn định, đề kiểm tra bị lỗi phông chữ, một số em phản ánh không đăng nhập vào được để làm bài. Tuy nhiên đến buổi thi tiếp theo vào các ngày 30 và 31/5, đường truyền đã cải thiện, không xảy ra tình trạng lỗi phông chữ, học sinh không mất nhiều thời gian để đăng nhập như ngày 29/5.

Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Để việc khảo sát đạt hiệu quả cao nhất, Sở đã yêu cầu các trường rà soát công tác chuẩn bị, tổ chức họp với cha mẹ học sinh để bố trí thiết bị, giám sát học sinh trong quá trình làm bài.

Sở đã thử nghiệm thi trực tuyến ở một số trường trước khi tổ chức trên diện rộng. Tuy nhiên, khi tổ chức với 73.000 học sinh ở cùng một thời điểm, trục trặc đường truyền khó tránh khỏi.

Ngoài ra, lỗi phông chữ, trục trặc đường truyền còn do cấu hình thiết bị của học sinh không tương thích; đường truyền kết nối mạng ở một số địa bàn, nhất là ở khu vực ngoại thành, chưa bảo đảm. Bộ phận kỹ thuật sau khi nhận được phản ánh đã lập tức hướng dẫn nhà trường khắc phục.

Về ý kiến của một số thầy cô cho rằng kết quả kiểm tra không phản ánh được năng lực thực chất của các em, ông Lê Ngọc Quang khẳng định: Đây không phải là kỳ thi thử, mà là khảo sát chất lượng với mục đích chính là tạo cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, làm bài kiểm tra, chứ không trông chờ, ỷ lại vào sự giám sát của thầy cô giáo.

Các lần kiểm tra khảo sát là cơ hội tốt để tập dượt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới, phù hợp với thời gian học tập trên lớp khi học sinh đã phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thông qua kết quả kiểm tra, các em tự xác định được những phần kiến thức còn hạn chế để bổ sung, nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.