Khánh thành Nhà máy nước vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng ở Đà Nẵng

GD&TĐ - Nhà máy nước Hòa Liên (Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư 1.170 tỷ đồng, công suất 120.000 m3/ngày đêm đã chính thức đi vào hoạt động. 

Nhà máy nước Hòa Liên (TP. Đà Nẵng). Ảnh: Hoàng Vinh.
Nhà máy nước Hòa Liên (TP. Đà Nẵng). Ảnh: Hoàng Vinh.

Ngày 29/3, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức khánh thành công trình Nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1). Công trình nhằm chào mừng 48 năm ngày giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975 – 29/3/2023).

Theo đó, công trình Nhà máy nước Hòa Liên với tổng mức đầu tư 1.170 tỷ đồng, quy mô đầu tư gồm 4 hạng mục chính, như: đập dâng, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô và nhà máy xử lý nước. Hầu hết vật tư, thiết bị được nhập khẩu từ các nước EU và G7. Quá trình vận hành thử nghiệm cho thấy, nhà máy nước đã hoạt động tốt và ổn định, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, có thể hòa vào mạng lưới cấp nước của TP. Đà Nẵng để cung cấp nước sạch cho người dân, đặc biệt trong mùa hè sắp đến.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy nước Hòa Liên. Ảnh: Hoàng Vinh.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy nước Hòa Liên. Ảnh: Hoàng Vinh.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, trong công cuộc đổi mới, thành phố có sự quan tâm đặc biệt đến việc tận dụng, sử dụng tối đa hiệu quả của các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn nước nhằm đáp ứng diễn biến khách quan của quá trình đô thị hoá.

Điển hình, việc xây dựng nhà máy đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho các khu vực dân cư, phục vụ sản xuất nhất là các trung tâm đô thị và các khu công nghiệp. Tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và có những tác động tiêu cực ngày càng rõ rệt.

Những năm gần đây, TP. Đà Nẵng phải đối diện với tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng vào mùa khô, có lúc đỉnh mặn lên đến 13.580mg/l (vượt gần 50 lần so mức nhiễm mặn cho phép của hệ thống cấp nước) và kéo dài đến hơn 3 tháng, làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân và quá trình sản xuất kinh doanh. Việc bảo vệ nguồn nước trở thành vấn đề liên tỉnh, liên quốc gia, nhất là đối với những khu vực thuộc hạ nguồn các con sông.

Do vậy, việc đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu dùng nước của thành phố, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo đảm cuộc sống của người dân, cũng như đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội thành phố.

Công trình Nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 1.170 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Công trình Nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 1.170 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Cũng tại lễ khánh thành, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất giao Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị trực thuộc Sở Xây dựng là đơn vị tiếp nhận tài sản; chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu phương án vận hành Nhà máy sau khi công trình hoàn thành, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư công, kịp phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của dân.

Thời gian tới, Sở Xây dựng tiếp tục rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn địa phương theo từng giai đoạn, kịp thời đề xuất UBND TP. Đà Nẵng triển khai đầu tư giai đoạn 2 nhà máy vào thời điểm thích hợp, bảo đảm mục tiêu cung cấp nước sạch an toàn, ổn định trên toàn thành phố trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.