Khánh thành công trình tượng đài 'Công an nhân dân vì dân phục vụ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 17/7, Bộ Công an đã chủ trì và phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khánh thành công trình tượng đài ' Công an vì nhân dân phục vụ'. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm này truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962-20/7/2022).

Tượng đài 'Công an nhân dân vì dân phục vụ'.
Tượng đài 'Công an nhân dân vì dân phục vụ'.

Tượng đài nhằm tôn vinh hình tượng cao đẹp, đóng góp của lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH và Cảnh sát giao thông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về truyền thống cách mạng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng Công an với các tầng lớp nhân dân.

Công trình được xây dựng tại hai thành phố lớn nhất cả nước với kỳ vọng là công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật, xứng tầm công trình văn hóa tiêu biểu tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đến dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an; ông Đinh Tiến Dũng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội và đại biểu các Bộ, ban ngành thuộc TP Hà Nội.

Vị trí tượng đài nằm sát tường rào Công viên Thống Nhất trên đường Trần Nhân Tông (đoạn từ cổng công viên đến đường Quang Trung (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Vị trí tượng đài nằm sát tường rào Công viên Thống Nhất trên đường Trần Nhân Tông (đoạn từ cổng công viên đến đường Quang Trung (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Tượng đài gồm 7 nhân vật, cao khoảng 7,2m. Chất liệu là ép đồng công nghệ mới.

Tượng đài gồm 7 nhân vật, cao khoảng 7,2m. Chất liệu là ép đồng công nghệ mới.

Vị trí này vừa đảm bảo trang trọng, trang nghiêm vừa gần gũi với người dân thành phố, có không gian phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Công an, đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân thành phố và nhân dân cả nước cũng như khách quốc tế khi đến với Thủ đô.

Vị trí này vừa đảm bảo trang trọng, trang nghiêm vừa gần gũi với người dân thành phố, có không gian phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Công an, đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân thành phố và nhân dân cả nước cũng như khách quốc tế khi đến với Thủ đô.

Công trình do Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội xây dựng với mục đích tôn vinh sự hy sinh vất vả, cống hiến của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng cảnh sát nhân dân nói riêng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công trình do Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội xây dựng với mục đích tôn vinh sự hy sinh vất vả, cống hiến của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng cảnh sát nhân dân nói riêng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Là lực lượng vũ trang cách mạng từ nhân dân mà ra, Cảnh sát nhân dân luôn ý thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh 'Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ, dựa vào dân mà làm việc'.

Đây cũng là tư tưởng, là quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng ta, bất luận trong hoàn cảnh nào, lực lượng Cảnh sát nhân dân cũng thấm nhuần để xây dựng, phấn đấu, xứng đáng là lực lượng vũ trang cách mạng trung thành của Đảng, của Nhà nước và Nhân dân.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi lễ.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi lễ.

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, tượng đài không chỉ có ý nghĩa riêng với lực lượng Công an nhân dân mà với TP Hà Nội, còn là một công trình văn hóa, kiến trúc đặc sắc tiêu biểu, góp phần nâng tầm giá trị cảnh quan đô thị và trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách khi tới Thủ đô.

Nằm trong lộ trình mở rộng các không gian công cộng của Thủ đô, thời gian tới đây Hà Nội sẽ mở thêm tuyến phố đi bộ Khu vực Hồ Thiền Quang - công viên Thống Nhất (phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội). Vì thế, tượng đài 'Công an nhân dân vì dân phục vụ' được xây dựng trong khu vực phố đi bộ kết hợp với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức sẽ tạo nên không gian văn hóa nhiều màu sắc.

Người dân và du khách có thể thong thả tản bộ, thưởng lãm tượng đài và các công trình văn hóa khác trong quần thể của công viên cũng như tuyến phố đi bộ, từ đó tạo sự gần gũi giữa người dân với lực lượng Công an, góp phần nâng cao ý thức cho nhân dân thủ đô và du khách chấp hành tốt an toàn giao thông, phòng ngừa cảnh giác, nêu cao tinh thần phòng cháy, chữa cháy, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đại biểu cắt băng khánh thành tượng đài ' Công an nhân dân vì dân phục vụ'.

Đại biểu cắt băng khánh thành tượng đài ' Công an nhân dân vì dân phục vụ'.

Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an cùng với ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với các lực lượng.

Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an cùng với ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội chụp ảnh lưu niệm với các lực lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.