Khẳng định cơ hội việc làm và học lên cao hơn

GD&TĐ - Lựa chọn giáo dục nghề nghiệp là thiết thực và hoàn toàn đúng đắn. Sau tốt nghiệp, các em học sinh hệ Trung cấp có thể làm việc ngay tại doanh nghiệp hoặc tiếp tục học tập liên thông lên chương trình cao đẳng.

Thầy Đặng An Bình, Hiệu trưởng nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho các học sinh, sinh viên.
Thầy Đặng An Bình, Hiệu trưởng nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho các học sinh, sinh viên.

Ngày 3/4, Trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghệ đã tổ chức lễ bế giảng cho 511 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp chương trình cao đẳng, trung cấp khóa học 2018-2021 và khai giảng hệ Cao đẳng liên thông khóa học 2021-2022.

Đáng chú ý, đây cũng là hoạt động giáo dục hướng nghiệp được nhà trường tổ chức với hơn 600 học sinh trên địa bàn huyện Đông Anh cùng tham gia. Tại đây, các em học sinh đã được tận mắt chứng kiến một sự kiện giáo dục nghề nghiệp sôi động, tôn vinh những lao động trẻ có kỹ năng nghề,…

Hơn 600 học sinh cùng tham gia sự kiện
Hơn 600 học sinh cùng tham gia sự kiện 

Sự kiện này tiếp tục khẳng định về hướng lựa chọn giáo dục nghề nghiệp là rất thiết thực và hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng tối ưu khả năng, năng lực của các em học sinh.

Sau gần 3 năm nỗ lực học tập và rèn luyện đến nay từng bước các em đã thành công trên con đường học tập nghề nghiệp. Các em tốt nghiệp Trung cấp, theo mỗi ngành nghề đã được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề đủ tự tin để tham gia làm việc tại các doanh nghiệp có chuyên môn, đặc biệt hơn đa số đã lựa chọn tiếp tục học tập liên thông lên theo chương trình cao đẳng.

Chia sẻ tại lễ bế giảng, Nguyễn Phạm Minh Đức - học sinh lớp Trung cấp Điện 12 vui mừng cho biết: “Sau chương trình đào tạo Trung cấp điện tại nhà trường em đã có đủ kiến thức và kỹ năng lắp đặt được các thiết bị điện công nghiệp như tủ điện, thiết bị, máy công nghiệp,… Đủ khả năng để tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp. Đến nay, em muốn học tiếp lên cao đẳng, tuy nhiên cũng vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào sản xuất ngay ngay tại doanh nghiệp và có thu nhập tương xứng”.

Ông Đặng An Bình – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, gắn với thực tế đào tạo, chương trình đào tạo của trường, tập trung hướng vào hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên nên kết cấu chương trình: 70% thời lương cho thực hành và 30% thời lượng cho lý thuyết. Đồng thời để học sinh, sinh viên được trải nghiệm và trực tiếp làm việc thực tế tại doanh nghiệp sản xuất.

Nhà trường ký kết hợp tác với doanh nghiệp tạo việc làm cho học sinh sinh viên sau tốt nghiệp
Nhà trường ký kết hợp tác với doanh nghiệp tạo việc làm cho học sinh sinh viên sau tốt nghiệp

Chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường dành từ 12 – 15 tuần/khóa học cho mô đun: Thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp. Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với trên 40 doanh nghiệp có liên quan đến các nghề Nhà trường đào tạo.

Do công tác chuẩn bị khá tốt, 98,84% học sinh, sinh viên dự thi tốt nghiệp và có 98,46% các em có kết quả tốt nghiệp đạt yêu cầu. Tỉ lệ học sinh, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp Khá, Giỏi đạt 70,68%. Nhiều học sinh, sinh viên được tuyển dụng nay sau khi kết thúc đợt thực tập tại doanh nghiệp.

Thế mạnh của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ hiện nay là đào tạo các ngành: Cơ khí cắt gọt kim loại, Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính, Kế toán doanh nghiệp… hiện nhà trường đang có hơn 1.100 học sinh, sinh viên tham gia học tập theo các chuyên ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.