Khám phá đền thờ Tứ vị Thánh nương nổi tiếng bậc nhất xứ Nghệ

GD&TĐ - Có lịch sử gần 800 năm, đền Cờn (ở TX Hoàng Mai, Nghệ An) được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở xứ Nghệ.

Người dân đến thắp hương, lễ bái tại đền Cờn, ở TX Hoàng Mai, Nghệ An. (Ảnh: Phạm Tâm).
Người dân đến thắp hương, lễ bái tại đền Cờn, ở TX Hoàng Mai, Nghệ An. (Ảnh: Phạm Tâm).
Đền Cờn nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn thuộc làng Phương Cần (phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai, Nghệ An). Di tích này gồm đền Cờn trong được xây dựng dưới thời nhà Trần và đền Cờn ngoài xây vào thời nhà Lê. (Ảnh: Phạm Tâm).

Đền Cờn nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn thuộc làng Phương Cần (phường Quỳnh Phương, TX Hoàng Mai, Nghệ An). Di tích này gồm đền Cờn trong được xây dựng dưới thời nhà Trần và đền Cờn ngoài xây vào thời nhà Lê. (Ảnh: Phạm Tâm).

Đền Cờn thờ tự Tứ vị Thánh nương, là ba mẹ con Hoàng hậu và công chúa nước Nam Tống gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Trong ảnh: Đền Cờn trong xây trên gò Diệc, mặt hướng mặt ra dòng Mai Giang. (Ảnh: Phạm Tâm)

Đền Cờn thờ tự Tứ vị Thánh nương, là ba mẹ con Hoàng hậu và công chúa nước Nam Tống gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Trong ảnh: Đền Cờn trong xây trên gò Diệc, mặt hướng mặt ra dòng Mai Giang. (Ảnh: Phạm Tâm)

Trước đây, đền được người dân địa phương xây bằng nhà tranh. Trải qua các triều đại, đền nhiều lần được trùng tu, xây thêm các hạng mục. Hiện nay, đền có tòa nghi môn gồm 2 tầng, 8 mái. Qua cổng đền vào sân là tòa nhà ca vũ, tiếp đến là tam tòa hạ điện, trung điện, thượng điện. (Ảnh: Phạm Tâm).

Trước đây, đền được người dân địa phương xây bằng nhà tranh. Trải qua các triều đại, đền nhiều lần được trùng tu, xây thêm các hạng mục. Hiện nay, đền có tòa nghi môn gồm 2 tầng, 8 mái. Qua cổng đền vào sân là tòa nhà ca vũ, tiếp đến là tam tòa hạ điện, trung điện, thượng điện. (Ảnh: Phạm Tâm).

Ngôi đền lưu giữ nhiều hiện vật, phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu, có giá trị nghệ thuật cao. Bao gồm hệ thống tượng pháp, thần phả, câu đối, đại tự, đồ tế khí, kiệu... bằng vật liệu gỗ, ngà, đồng. (Ảnh: Phạm Tâm).

Ngôi đền lưu giữ nhiều hiện vật, phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu, có giá trị nghệ thuật cao. Bao gồm hệ thống tượng pháp, thần phả, câu đối, đại tự, đồ tế khí, kiệu... bằng vật liệu gỗ, ngà, đồng. (Ảnh: Phạm Tâm).

Theo truyền thuyết, khoảng năm 1229, quân Mông Cổ tấn công nhà Nam Tống (Trung Quốc). Trước tình thế nguy cấp, Tả Thừa tướng Lục mang theo vua Đế Bính (8 tuổi) cùng gia quyến xuống thuyền chạy loạn ngoài biển. (Ảnh: Phạm Tâm).

Theo truyền thuyết, khoảng năm 1229, quân Mông Cổ tấn công nhà Nam Tống (Trung Quốc). Trước tình thế nguy cấp, Tả Thừa tướng Lục mang theo vua Đế Bính (8 tuổi) cùng gia quyến xuống thuyền chạy loạn ngoài biển. (Ảnh: Phạm Tâm).

Không may, thuyền chở vua tôi nhà Nam Tống gặp phải sóng to gió lớn, bị chìm ngoài Biển Đông. Thi thể ba mẹ con công chúa và nhũ mẫu trôi dạt vào cửa Càn (cửa biển Lạch Cờn). Người dân thấy thi thể mặc xiêm y quý tộc, trên người phảng mùi thơm nên lấy làm lạ, bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ. (Ảnh: Phạm Tâm).

Không may, thuyền chở vua tôi nhà Nam Tống gặp phải sóng to gió lớn, bị chìm ngoài Biển Đông. Thi thể ba mẹ con công chúa và nhũ mẫu trôi dạt vào cửa Càn (cửa biển Lạch Cờn). Người dân thấy thi thể mặc xiêm y quý tộc, trên người phảng mùi thơm nên lấy làm lạ, bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ. (Ảnh: Phạm Tâm).

Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (năm 1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc đã vào đền Cờn trong trong làm lễ. Tứ vị Thánh nương hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn ngoài và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ" để ghi nhận công đức các vị thần. (Ảnh: Phạm Tâm).

Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (năm 1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc đã vào đền Cờn trong trong làm lễ. Tứ vị Thánh nương hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn ngoài và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ" để ghi nhận công đức các vị thần. (Ảnh: Phạm Tâm).

Cách đền Cờn trong khoảng 1km, đền Cờn ngoài tọa lạc trên đỉnh núi Thằn Lằn, sát cửa biển Lạch Cờn. Đền thờ vua quan nhà Tống gồm: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu. Ngôi đền hiện nay được tôn tạo lại với các tòa thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu và các công trình phụ trợ. (Ảnh: Phạm Tâm).

Cách đền Cờn trong khoảng 1km, đền Cờn ngoài tọa lạc trên đỉnh núi Thằn Lằn, sát cửa biển Lạch Cờn. Đền thờ vua quan nhà Tống gồm: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu. Ngôi đền hiện nay được tôn tạo lại với các tòa thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu và các công trình phụ trợ. (Ảnh: Phạm Tâm).

Đền Cờn không chỉ là ngôi đền linh thiêng mà còn có cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình và lễ hội độc đáo nên thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, hành lễ. (Ảnh: Thanh Thủy).
Đền Cờn không chỉ là ngôi đền linh thiêng mà còn có cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình và lễ hội độc đáo nên thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, hành lễ. (Ảnh: Thanh Thủy).
Theo quan niệm dân gian, đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở xứ Nghệ qua câu truyền miệng: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tử Chiêu Trưng”. Trong ảnh: Người dân viết sớ cầu bình an, tài lộc đầu năm. (Ảnh: Phạm Tâm).

Theo quan niệm dân gian, đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở xứ Nghệ qua câu truyền miệng: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tử Chiêu Trưng”. Trong ảnh: Người dân viết sớ cầu bình an, tài lộc đầu năm. (Ảnh: Phạm Tâm).

Năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, Lễ hội đền Cờn được tổ chức với nhiều hoạt động mang nét tâm linh với các hoạt động như: nghi thức tế lễ, rước thánh du xuân và các trò chơi dân gian... (Ảnh: Phạm Tâm).

Năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, Lễ hội đền Cờn được tổ chức với nhiều hoạt động mang nét tâm linh với các hoạt động như: nghi thức tế lễ, rước thánh du xuân và các trò chơi dân gian... (Ảnh: Phạm Tâm).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu Lăng Mộ Đẹp Tour Mỹ trọn góiĐịa chỉ Đúc đồng uy tín giá rẻ