back

Báo Giáo dục và Thời đại Online E-magazine
Khu lăng mộ vua Mai Hắc Đế tại huyện Nam Đàn, Nghệ An. (Ảnh: Phạm Tâm).

Cận cảnh đền thờ vua Mai Hắc Đế trên vùng đất địa linh nhân kiệt

GD&TĐ - Khu lăng mộ và đền thờ vua Mai Hắc Đế (ở huyện Nam Đàn, Nghệ An), người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm vào thế kỷ VIII.

Huyện Nam Đàn (Nghệ An) là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc núi non hùng vĩ, tráng lệ mà còn là cái nôi sản sinh ra nhiều bậc hào kiệt, anh hùng dân tộc.

Tại mảnh đất này, vào thế kỷ VIII, vua Mai Hắc Đế đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, lập nên nhà nước Vạn An (năm 713 - 722).

Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan (năm 670 - 723), mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên, ông có sức vóc khỏe mạnh, thông minh, tài trí hơn người, lại giỏi võ nghệ nên nổi tiếng trong vùng.

Khu di tích lăng mộ vua Mai Hắc Đế (tại khối Hà Long, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn) rộng hơn 1ha, lưng tựa vào thung lũng Hùng Sơn, mặt hướng ra dòng sông Lam. (Ảnh: Phạm Tâm).

Khu di tích lăng mộ vua Mai Hắc Đế (tại khối Hà Long, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn) rộng hơn 1ha, lưng tựa vào thung lũng Hùng Sơn, mặt hướng ra dòng sông Lam. (Ảnh: Phạm Tâm).

Khu lăng mộ được xây dựng theo phong cách tiền miếu, hậu mộ. Sau cổng vào có tắc môn, lư hương, giếng miếu, 2 nhà chờ, thượng điện và hạ điện. (Ảnh: Phạm Tâm).

Khu lăng mộ được xây dựng theo phong cách tiền miếu, hậu mộ. Sau cổng vào có tắc môn, lư hương, giếng miếu, 2 nhà chờ, thượng điện và hạ điện. (Ảnh: Phạm Tâm).

Khi Mai Thúc Loan trưởng thành cũng là lúc nhà Đường đô hộ nước ta. Lòng căm thù giặc ngoại xâm đã thôi thúc ông đứng lên, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.

Ban đầu, cuộc khởi nghĩa diễn ra ở xã Nam Thái, huyện Nam Đàn rồi bùng nổ, lan rộng rộng khắp trên phạm vi cả nước, quét sạch giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Năm 713, Mai Thúc Loan được nhân dân suy tôn lên làm Vua, lập nên nhà nước Vạn An. Sử sách gọi ông là Mai Hắc Đế (tức ông vua Đen họ Mai).

Năm 722, nhà Đường quay lại xâm lược nước ta, Mai Hắc Đế cùng quân và dân kiên cường chống địch. Trong cuộc chiến quả cảm đó, vua Mai cùng gia thất và nhiều tướng sĩ bị tử trận.

Ghi nhớ công lao của ngài, nhân dân nhiều nơi, đặc biệt là vùng Sa Nam đã lập đền để thờ phụng, hương khói.

Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu tuy thất bại nhưng danh tiếng của vua Mai vẫn còn chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu được xây dựng theo hình chữ khẩu. Xung quanh khuôn viên có nhiều cây xanh phủ bóng mát. (Ảnh: Phạm Tâm).

Thượng điện, hạ điện, tả vu, hữu vu được xây dựng theo hình chữ khẩu. Xung quanh khuôn viên có nhiều cây xanh phủ bóng mát. (Ảnh: Phạm Tâm).

Thượng điện thờ vua Mai, thân mẫu vua Mai và Mai thiếu đế; hạ điện thờ cộng đồng; tả hữu vu thờ đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ tứ trụ. (Ảnh: Phạm Tâm).
Thượng điện thờ vua Mai, thân mẫu vua Mai và Mai thiếu đế; hạ điện thờ cộng đồng; tả hữu vu thờ đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ tứ trụ. (Ảnh: Phạm Tâm).
Tượng vua Mai Hắc Đế đặt tại thượng điện. (Ảnh: Phạm Tâm).
Tượng vua Mai Hắc Đế đặt tại thượng điện. (Ảnh: Phạm Tâm).
Bên trong các tòa điện rộng 50-70 m2, khung dựng bằng gỗ. Trải qua thời gian, các hạng mục đều được trùng tu, trang trí bề thế. (Ảnh: Phạm Tâm).

Bên trong các tòa điện rộng 50-70 m2, khung dựng bằng gỗ. Trải qua thời gian, các hạng mục đều được trùng tu, trang trí bề thế. (Ảnh: Phạm Tâm).

Phía sau tòa thượng điện là mộ vua Mai. (Ảnh: Phạm Tâm).

Phía sau tòa thượng điện là mộ vua Mai. (Ảnh: Phạm Tâm).

Mộ phần được xây bằng bê tông, phía trên có mái che, trước mộ đặt nhiều bình hoa. (Ảnh: Phạm Tâm).
Mộ phần được xây bằng bê tông, phía trên có mái che, trước mộ đặt nhiều bình hoa. (Ảnh: Phạm Tâm).
Ngoài đền và khu lăng mộ vua Mai Hắc Đế, cụm di tích còn có đền thờ Mai Thánh Mẫu (thân mẫu vua Mai) đặt trên cồn Chèn, tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn. (Ảnh: Phạm Tâm).
Ngoài đền và khu lăng mộ vua Mai Hắc Đế, cụm di tích còn có đền thờ Mai Thánh Mẫu (thân mẫu vua Mai) đặt trên cồn Chèn, tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn. (Ảnh: Phạm Tâm).
Xưa kia, đền thờ vua Mai có diện tích nhỏ, với kiến trúc đơn giản. Đến năm Minh Mạng thứ 2, nơi đây được trùng tu, xây mới khang trang hơn. (Ảnh: Phạm Tâm).

Xưa kia, đền thờ vua Mai có diện tích nhỏ, với kiến trúc đơn giản. Đến năm Minh Mạng thứ 2, nơi đây được trùng tu, xây mới khang trang hơn. (Ảnh: Phạm Tâm).

Năm 2005, khu di tích này tiếp tục được trùng tu, mở rộng trên diện tích hơn 1ha. (Ảnh: Phạm Tâm).
Năm 2005, khu di tích này tiếp tục được trùng tu, mở rộng trên diện tích hơn 1ha. (Ảnh: Phạm Tâm).
Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn. (Ảnh: Phạm Tâm).

Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn. (Ảnh: Phạm Tâm).

Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên của lịch sử, khu lăng mộ và đền thờ vua Mai vẫn luôn được hương khói và nhiều lần được trùng tu, tôn tạo.

Cuối năm 2022, đền thờ vua Mai Hắc Đế được Chính phủ công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Những di sản này góp phần lan tỏa hình ảnh con người và mảnh đất Nam Đàn đến với du khách thập phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ