Khai mạc vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022

GD&TĐ -  Ngày 16/12, VCCI Cần Thơ phối hợp tổ chức “ Vòng Chung kết và Trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022”.

Quang cảnh chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022.
Quang cảnh chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022.

Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2022 được tổ chức với mong muốn tìm kiếm, nuôi dưỡng và hỗ trợ những dự án khởi nghiệp tiềm năng, đổi mới sáng tạo, có ứng dụng công nghệ, qua đó thúc đẩy gia tăng số lượng doanh nghiệp chất lượng, góp phần tăng trưởng kinh tế từng địa phương nói riêng, ĐBSCL nói chung.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết: Trải qua 6 năm thực hiện, cuộc thi đã khẳng định được danh tiếng bằng việc quy tụ hơn 1.500 hồ sơ, với gần 5.000 người tham gia. Trong đó, hàng trăm dự án đã được trao thưởng, được tư vấn, kết nối giao thương, đầu tư vốn và hiện đều phát triển và tìm được chỗ đứng trên thương trường.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu khai mạc chung kết cuộc thi.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu khai mạc chung kết cuộc thi.

Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL năm nay nhận được gần 300 hồ sơ của hơn 900 thí sinh từ 9/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Các lĩnh vực tham gia cuộc thi gồm: Nông nghiệp, Biến đổi khí hậu, Chế biến thực phẩm, Công nghệ ứng dụng, Giải pháp kinh doanh – thương mại – dịch vụ, Du lịch, Sản xuất công nghiệp, Y tế - chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Trong đó, Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 45% với 133 hồ sơ; Giải pháp kinh doanh, Thương mại – Dịch vụ có 83 hồ sơ (chiếm 28%) và Chế biến thực phẩm có 31 hồ sơ (chiếm 10%), các lĩnh vực còn lại chiếm 17%.

Tính theo địa bàn, số lượng hồ sơ chủ yếu đến từ ba tỉnh Cà Mau, Vĩnh Long và Bến Tre với số lượng lần lượt là 77 hồ sơ (chiếm 5.9%), 57 hồ sơ (chiếm 19% và 55 hồ sơ (chiếm 18.5%), các tỉnh/thành còn lại chiếm 36.4%.

Sau 3 vòng thi, 10 hồ sơ xuất sắc nhất sẽ được xem xét đánh giá ở Vòng chung kết.

Năm nay, bên cạnh các giám khảo là các chuyên gia có học vị, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, còn có các giám khảo đến từ các Quỹ đầu tư quốc tế, đặc biệt là các Quỹ Đầu tư Quốc tế tại Việt Nam như Beacon Fund, Quỹ Patamar (Singapore), Do Ventures, Insignia Ventures Partners (Singapore), ICM Fund, BA Holding…và các Quỹ đầu tư mạo hiểm (VFs), các Quỹ tư nhân (PEs) khác.

Đại biểu tham quan một quầy trưng bày sản phẩm dự thi.

Đại biểu tham quan một quầy trưng bày sản phẩm dự thi.

Bên cạnh các giải thưởng chính, ban tổ chức còn trao tặng các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên sâu tư vấn hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, phát triển hệ thống phân phối, Platform bán hàng, … bởi các đối tác của VCCI Cần Thơ.

Nhằm hỗ trợ các dự án vào vòng chung kết cuộc thi năm nay, cũng như các dự án đạt giải các năm 2019, 2020, 2021 tiếp cận thị trường, ban tổ chức tổ chức khu trưng bày sản phẩm trong khuôn khổ sự kiện.

Khu trưng bày sẽ giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của các startup, từng địa phương, hình ảnh vùng đất đồng bằng năng động, dám nghĩ dám làm và quyết tâm thành lập doanh nghiệp của giới trẻ ĐBSCL .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.