Khai mạc triển lãm thành tựu 75 năm Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

GD&TĐ - Tối 3/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra lễ khai mạc triển lãm thành tựu 75 năm thành lập Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

Triển lãm mô tả một phần lịch sử 75 năm xây dựng, phát triển của Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp.
Triển lãm mô tả một phần lịch sử 75 năm xây dựng, phát triển của Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp.

Triển lãm cũng trưng bày kết quả workshop nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting mùa 7 năm 2024. Sự kiện được Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp phối hợp tổ chức cùng Asia Art Link và một số đơn vị. Trong không gian đầy tính nghệ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, ánh sáng, tạo hình... đã thu hút rất đông công chúng tới xem.

2.jpg
Công chúng được thưởng thức màn biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ.

Tới dự có bà Lê Thị Ánh Mai - PGĐ Sở Văn hóa thể thao Hà Nội; ông Nguyễn Xuân Thủy - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội; ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT); Thượng tá Nguyễn Thành Lê - PGĐ Bảo tàng Lịch sử quân sự VN; ông Đặng Minh Huệ - PGĐ Bảo tàng Hà Nội; Họa sĩ Trịnh Tuân - Nhà sáng lập Asia Art Link và đông đảo khách mời.

1.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm thành tựu 75 năm thành lập Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp và kết quả workshop Hanoi Art Connecting năm 2024.

Ông Bùi Trung Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp nhấn mạnh: Được khởi xướng bởi nhóm Asia Art Link và họa sĩ Trịnh Tuân, Hanoi Art Connecting đã trở thành điểm hẹn thường niên của các nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản...

4.jpg
Các đại biểu khách mời thăm quan tại triển lãm.
5.jpg
Nhiều tác phẩm nghệ thuật ở các lĩnh vực được trưng bày tại triển lãm để phục vụ công chúng.

Hanoi Art Connecting gồm chuỗi hoạt động sáng tác thuộc các lĩnh vực hội họa, đồ họa, điêu khắc, sắp đặt và triển lãm nghệ thuật quốc tế với mục đích giao lưu, kết nối nghệ thuật, được tổ chức thường niên ở Việt Nam và các nước châu Á. Đây là điểm đến thu hút sự quan tâm lớn của công chúng yêu nghệ thuật.

3.jpg
Họa sĩ Công Quốc Hà và một trong các tác phẩm tham dự triển lãm của mình.

Theo ông Phạm Hùng Cường - Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp, triển lãm thu hút sự góp mặt của gần 150 nghệ sĩ đến từ 19 quốc gia/vùng lãnh thổ đem đến cho công chúng nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Với bề dày 75 năm xây dựng và phát triển, nhà trường tự hào là cái nôi đào tạo về mỹ thuật ứng dụng cho cả nước.

6.jpg
Triển lãm thu hút nhiều nghệ sĩ trong nước và quốc tế tới tham dự.

Triển lãm lần này là cơ hội để nhà trường giới thiệu tới công chúng một phần thành tựu, truyền thống lịch sử, là nơi gặp gỡ, giao lưu của các thế hệ nhà giáo họa sĩ, cán bộ viên chức, nhà thiết kế, sinh viên và các tổ chức, cá nhân trong nước/quốc tế. Qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng tình đoàn kết đưa nhà trường ngày càng phát triển.

"Đây là sân chơi để các nghệ sĩ giao lưu, trao đổi nghệ thuật. Đồng thời tạo cơ hội cho giảng viên, sinh viên của trường được chứng kiến và tiếp cận phong cách làm việc chuyên nghiệp của các nghệ sĩ trong sáng tác nghệ thuật. Chúng tôi xin cảm ơn Họa sĩ Trịnh Tuân và các nghệ sĩ đã phối hợp để tổ chức chương trình ý nghĩa này" - ông Phạm Hùng Cường bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dựa cậy và níu kéo

GD&TĐ - Mười sáu năm sau khi ký kết thoả thuận liên quan, Mỹ đã khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan.