Khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu về dân tộc, tôn giáo tại Hà Giang

GD&TĐ - Triển lãm trưng bày khoảng 200 khung tranh với khoảng 600 ảnh cùng 60 đầu sách, tạp chí và 20 phim tư liệu tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các em học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc tại triển lãm.
Các em học sinh tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc tại triển lãm.

Sáng 21/12, tại Quảng trường 26/3 Thành phố Hà Giang, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu về các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Các tác phẩm, tư liệu được trưng bày tại triển lãm thể hiện rõ những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng.

Triển lãm được thể hiện qua hình ảnh, sách, báo, phim tư liệu, chia thành 6 chủ đề chính và được phân làm 4 khu trưng bày.

Khu trưng bày 1: Đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững. Khu trưng bày 2: Hình ảnh, tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. Khu trưng bày 3: Đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo. Khu trưng bày 4: Hình ảnh, tư liệu về dân tộc, tôn giáo của tỉnh Hà Giang

Triển lãm nhằm mục đích đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; Những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 21 – 23/12 tại Quảng trường 26/3, Thành phố Hà Giang.

Triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 21 – 23/12 tại Quảng trường 26/3, Thành phố Hà Giang.

Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang thông cho hay, những năm qua, tỉnh luôn quan tâm tới công tác dân tộc và tôn giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Ngoài việc duy trì thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, tỉnh còn ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, như: Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

“Đặc biệt, tỉnh đã thành lập thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp THCS và THPT tại các huyện tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số đến lớp, đến trường và được chăm sóc, dạy dỗ trong điệu kiện, môi trường giáo dục thuậnlợi”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định.

Hoạt động triển lãm ảnh Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Giang.

Em Hoàng Thị Trang, dân tộc Tày tâm sự: “Triển lãm cho em cái nhìn chân thực, thú vị về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo của tại tỉnh Hà Giang nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Những hình ảnh này cũng thôi thúc cố gắng em học tập để xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, đoàn kết”.

Triển lãm sẽ mở cửa từ ngày 21 – 23/12/2021 tại Quảng trường 26/3, Thành phố Hà Giang. Sau đó, toàn bộ hình ảnh, tư liệu trưng bày tại triển lãm được chuyển giao cho tỉnh Hà Giang để phục vụ công tác tuyên truyền tại địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.