Khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

GD&TĐ - Sáng 30/12, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, cùng lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương tham dự hội nghị.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc. Ảnh: CP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc. Ảnh: CP

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hội nghị sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, thảo luận nhiều vấn đề lớn, tổng kết tình hình kinh tế- xã hội năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, năm 2019 kinh tế nước ta đạt nhiều kết quả rất đáng mừng, là năm thứ 2 liên tiếp hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch và rất nhiều chỉ tiêu đạt mức kỷ lục.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 ước đạt 7,02% so với cùng kỳ năm 2018 (Quý I tăng 6,82%, Quý II tăng 6,73%, Quý III tăng 7,48% và Quý IV ước tăng 6,97%); trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,01%, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 8,9% và khu vực dịch vụ ước tăng 7,3%.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị. Ảnh: CP
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị. Ảnh: CP 

Trong 1,5 ngày, các đại biểu dự hội nghị nghe và thảo luận 12 nội dung như Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2019; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ; Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2019; Dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (Nghị quyết 01); Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (Nghị quyết 02)…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...