Tham dự Hội nghị có hơn 90 đại biểu đại diện cho Hiệp hội các Tổ chức Giáo dục Đại học Châu Âu (EURASHE); Hiệp hội Các trường đại học Mở châu Á (AAOU); Văn phòng khu vực về Giáo dục Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO; Mạng lưới Giáo dục liên tục bậc đại học châu Âu (EUCEN); Ban thư ký Giáo dục ASEM; Quỹ Đào tạo Châu Âu; Tổ chức đại học Pháp ngữ; Trung tâm giáo dục quốc gia, Bộ Giáo dục và Khoa học Cộng hòa Latvia;Chương trình Dự án Hỗ trợ giáo dục đại học của Liên minh châu Âu tại khu vực ASEAN (SHARE); Giám đốc điều hành EduVocat, Thụy Điển;
Các trường đại học: Đại học Nazarbayev, Kazakhstan; Đại học Taylor, Malaysia; Đại học Deemed, Ấn Độ; Đại học Nicosia, Cộng hòa Síp; Đại học Chulalongkorn, Thái Lan; Đại học Deakin, Úc; các Bộ ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể và truyền thông; cùng với đại biểu đại diện cho các sở giáo dục và đào tạo, Hội khuyến học, trường đại học của Việt Nam.
Tại Hội nghị các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập theo hình thức không chính qui và phi chính qui nhằm khuyến khích việc học tập suốt đời; các biện pháp cung cấp các chương trình học tập nhằm đáp ứng nhu cầu của người học theo hình thức phi truyền thống (đào tạo lại dành cho người lớn, nâng cao kỹ năng, cho những người bỏ học, phụ nữ và bà mẹ,vv…); hoạch định chính sách học tập suốt đời hướng đến một nền văn hóa học tập suốt đời nhằm đạt được tri thức giáo dục đại học cho mọi người.
Thông qua Hội nghị các đại biểu sẽ thống nhất và đưa các khuyến nghị về chính sách hoàn thiện hệ thống giáo dục mở linh hoạt, liên thông; thúc đẩy các trường đại học cung cấp các chương trình học tập linh hoạt cho tất cả mọi người; thúc đẩy sự hợp tác trong ASEM để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững số 4 về giáo dục (Sustainable Development Goal 4 – SDG4).