Khai mạc Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022

GD&TĐ - Sáng 18/9, Diễn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022.

Dự và chủ trì khai mạc Diễn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022 có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải… và gần 400 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế.

Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022 có chủ đề: “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế nước ta có độ mở rất lớn; Tình hình thế giới, khu vực luôn có biến động bất thường, khó dự báo.

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022.

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022.

Bài học thực tiễn qua hơn 35 năm Đổi mới, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, thử thách khắc nghiệt như trong 2 năm qua, có thể nói rằng việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố “bất biến” để ứng với “vạn biến” với tình hình kinh tế quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng, bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ khu vực, thế giới; Dự báo xu hướng trung hạn, dài hạn; Phân tích, đánh giá những tác động, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, 2023 và giai đoạn tiếp theo;

Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng kinh tế - xã hội, nhất là tình hình kinh tế vĩ mô, năng lực chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, dự báo cho cả năm 2022, 2023; Chỉ rõ các thành tựu, kết quả đã đạt được và cảnh báo những rủi ro bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính;

Việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ và phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác;

Phân tích kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam trong củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường năng lực chống chịu và tự cường của nền kinh tế, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong năm 2023 và định hướng cho cả nhiệm kỳ 2021-2025…

Tiếp đó, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn, gợi ý một số nội dung thảo luận tại Diễn đàn.

Sau phiên khai mạc, buổi sáng diễn ra hai hội thảo chuyên đề gồm: “Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” và “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”.

Chiều cùng ngày, Diễn đàn tiến hành phiên toàn thể (tọa đàm cấp cao) với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” và bế mạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.