Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016

GD&TĐ - Tối 12/9, tại Quảng trường Hùng Vương (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), Lễ hội Dạ cổ hoài lang chính thức khai mạc.

Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016
Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016 ảnh 1
Lễ hội tổ chức nhằm kỷ niệm 97 năm ngày ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang” 
Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016 ảnh 2
Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016 ảnh 3
Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016 ảnh 4 Lễ khai mạc với nhiều tiết mục đặc sắc
Khai hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu 2016 ảnh 5
Đông đảo người dân đến xem tại lễ khai mạc
Đây là hoạt động kỷ niệm 97 năm ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang, đồng thời thể hiện lòng tri ân sâu sắc tới cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu nhằm góp phần bảo tồn và phát huy loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.
Chương trình mở màn với vở cải lương Chuyện tình dạ cổ. Bên cạnh đó còn có nhiều tiết mục hoài niệm từ bản Dạ cổ hoài lang, niềm tự hào về đất và người Bạc Liêu đan xen với lòng biết ơn sâu sắc tới cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, được lắng đọng trong từng ca từ bài hát đặc sắc như: Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Trở lại Bạc Liêu…

Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2016 được tổ chức từ 12 - 15/9 tại Bạc Liêu, nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Phú Quốc - Kiên Giang.

Trong khuôn khổ lễ hội có các hoạt động chính như: Lễ dâng hương tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Khai mạc lễ hội Dạ cổ hoài lang tại quảng trường Hùng Vương; Lễ giỗ tổ sân khấu cải lương, sau cùng là bế mạc lễ hội.

Bên cạnh đó, còn có một số hoạt động vui chơi, giải trí như: Hội chợ công nghiệp - Thương mại tỉnh Bạc Liêu; Hội thi ẩm thực; Liên hoan Đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau mở rộng với sự tham gia của 18 tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; Thi đối đáp bản Dạ cổ hoài lang; vọng cổ, ca cổ, hò, vè, thơ ca, chương trình công diễn trao giải thưởng Liên hoan Đờn ca tài tử…

Ông Vương Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban tổ chức lễ hội - cho biết: Bạc Liêu tự hào là nơi sản sinh ra bản Dạ cổ hoài lang và cũng là một trong những nơi được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, một loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.

Tiếp nối thành công Festival Đờn ca tài tử (2014) được tổ chức tại TP Bạc Liêu thì sau 2 năm lễ hội Dạ cổ hoài lang được tổ chức trở thành một dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng yêu âm nhạc truyền thống của vùng ĐBSCL.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ