Khách hàng phản ứng, nhà mạng thiệt hại trước tiên

GD&TĐ - Nghị định 49/2017/NĐ-CP yêu cầu ngoài những thông tin hiện hành như chứng minh nhân dân, người dùng di động (kể cả trả trước hay trả sau) còn phải cung cấp ảnh chụp chân dung mới đủ điều kiện sở hữu hợp pháp của một SIM điện thoại. Vậy thái độ của dư luận phản ứng thế nào trước quy định quá “chặt” này?

Cung cấp ảnh để giảm sim rác là khó thuyết phục. Ảnh minh họa
Cung cấp ảnh để giảm sim rác là khó thuyết phục. Ảnh minh họa

Giảm sim rác?

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông đã lý giải rằng, việc yêu cầu phải xác nhận tính thông tin cá nhân bằng ảnh chân dung với thuê bao di động là cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả “tài nguyên số” và hạn chế tin nhắn rác. Việc lưu giữ thông tin thuê bao di động nhằm hình thành một cơ sở dữ liệu chính xác, chi tiết về thuê bao, phục vụ việc đảm bảo an ninh quốc gia, giảm thiểu tình trạng tin rác, các cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.

Một bạn đọc đã bình luận: “Tìm cách nào để ngăn chặn sim rác mới giỏi. Tại sao phải bắt mọi người chịu chung? Khi thông tin cá nhân bị lấy cắp, có ai dám đứng ra thừa nhận là do nhà mạng cung cấp? Lý do hạn chế sim rác là không thuyết phục”.

Một bạn đọc khác thì phản ứng: “Tôi không đồng tình với cách quản lý vừa qua của ngành chuyên môn. Cho tôi hỏi một câu : “Ai bán sim rác? Cơ quan chủ quản hay tư nhân? Mình bán sim rác rồi mình la!”.

Có đúng luật?

Bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) đã trao đổi với báo chí rằng: “Tôi không biết ý định của nhà mạng như thế nào, nhưng bất kỳ một sim điện thoại nào hiện nay đều có khai báo tên tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân. Vậy thì đơn vị cung cấp, những nhà mạng phải dựa vào công nghệ thông tin để liên hệ với các chủ thuê bao để làm việc chứ bây giờ lại bắt mỗi người chụp một cái ảnh để làm gì?”.

Cũng theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: “Trong luật không có tại sao anh lại đi bắt người dân phải chụp ảnh?

Còn đại biểu Nguyễn Chiến (Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cho rằng về nguyên tắc dân sự, sử dụng dịch vụ hay không đều do thỏa thuận giữa hai bên. Nếu khách hàng không đồng ý thì nhà mạng không cung cấp dịch vụ. Đây là điều bình thường đối với các thuê bao mới.

Còn đối với khách hàng đã sử dụng trước khi nghị định này ra đời mà buộc phải cung cấp ảnh cá nhân là không cần thiết vì hợp đồng đã được giao kết trước khi nghị định này ra đời, không thể viện lý do không cung cấp ảnh để hủy hợp đồng. Cũng theo ông Chiến, quy định chụp ảnh đối với thuê bao di động chỉ nên áp dụng đăng ký thuê bao mới, hay thuê bao không rõ ràng về danh tính.

Thông tin cá nhân bị lộ, ai chịu trách nhiệm?

Trên mạng diễn đàn bạn đọc, có người phản biện: “Mục đích việc có ảnh để làm gì? Nếu thông tin cá nhân bị lộ và bị dùng để lừa đảo thì ai chịu trách nhiệm? Cơ quan quản lý Nhà nước có chịu trách nhiệm gì không với việc bắt buộc làm việc này?”

Chụp hình với điều kiện không được tiết lộ hình, đó là quan điểm của đa số người dân trước quy định phải cung cấp ảnh chân dung để có thể sở hữu một SIM điện thoại “hợp pháp”.

Tất nhiên, Nghị định 49 cũng quy định đến việc bảo đảm an toàn và bí mật thông tin thuê bao, trong đó có ảnh chụp. Cụ thể đó là: Doanh nghiệp viễn thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thống sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng, nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng; và tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Tuy nhiên, đảm bảo thông tin cá nhân là chuyện khác, còn chế tài xử phạt xâm phạm bí mật thông tin cá nhân là chuyện khác.

Lãng phí, bất khả thi

Sẽ có cả nghìn tỷ lãng phí nếu triển khai làm việc này. Hãy thử làm một phép tính:  mỗi một người đi chụp ảnh để làm sim điện thoại hết 20.000 đồng, với gần 120 triệu thuê bao thuê bao di động thì xã hội mất đứt 2.400 tỷ! Ngần ấy tiền tiêu tốn cho việc chụp ảnh này, một sự lãng phí quá lớn!

Người sử dụng SIM thuê bao và nhà mạng chỉ liên quan đến nhau là hợp đồng kinh tế. Khách hàng đã cung cấp tất cả thông tin cho nhà mạng bằng chứng minh nhân dân. Việc chủ thuê bao phải nộp ảnh chân dung liệu có đúng luật không? Nếu đúng luật thì từ trước tới giờ nhà mạng làm sai luật ? Còn nếu không đúng luật thì không thể bắt buộc được chủ thuê bao thực hiện.

Quy định bắt buộc chủ thuê bao phải nộp ảnh chân dung, nếu không sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ viễn thông, không chỉ làm cho người sử dụng điện thoại di động hết sức bất bình mà nhà mạng cũng hết sức lo ngại. Vì từ chối dịch vụ đối với khách hàng đồng nghĩa với nhà mạng bị thiệt hại, bị giảm khách hàng.

Qua thực tế dư luận xã hội, ta thấy quy định này đang gây phiền phức cho khách hàng và nhà mạng. Một bộ phận không nhỏ khách hàng không tuân thủ, đặc biệt là các khách hàng có thuê bao đang hoạt động đã đăng ký trước đây.

Trên diễn đàn báo chí, một số bạn trẻ đã nghĩ đến việc sử dụng các mạng xã hội để liên lạc thay thế thuê bao điện thoại như: Line, Wechat, Whatsapp, Viber, Zalo, Facebook, Instagram, Talk, Snapchat, Tango, Skype... khi có mạng wife. Và nếu điều này diễn ra phổ biến, nhà mạng sẽ mất khách hàng.

Biết đâu, chuyện "làm khó" khách hàng nêu trên lại là sự khởi nguồn cho giới trẻ, do không đồng tình với cách làm của nhà mạng, họ sẽ tìm phương pháp công nghệ mới thay thế SIM điện thoại di động để không còn làm phiền người sử dụng khi bị buộc phải chụp ảnh mới được sử dụng SIM(?)

 Kết quả thăm dò của báo Tuổi trẻ online về đăng ký thuê bao di động theo quy định trên, chỉ có 3,2% người đồng ý (trong số hơn 5.400 lượt người bình chọn). Con số này là một minh chứng về sự bất khả thi của quy định phải nộp ảnh chân dung khi đăng ký SIM điện thoại di động.

 Một khi người dùng dịch vụ có cảm giác bị đụng chạm đến vấn đề cá nhân, bị áp đặt bởi mệnh lệnh hành chính thì họ khó hợp tác với đối tác của mình và nhà mạng sẽ là người bị thiệt hại trong kinh doanh viễn thông.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.