Khắc phục bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền

GD&TĐ - Bên cạnh kế thừa, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) phải khắc phục vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành. 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Khắc phục vướng mắc, bất cập

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với công tác Phòng, chống rửa tiền. Đồng thời, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Bên cạnh việc kế thừa, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) phải khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động Phòng, chống rửa tiền hiện nay.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động Phòng, chống rửa tiền hiện nay.

Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động Phòng, chống rửa tiền hiện nay.

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) được bố cục gồm 4 Chương, 65 Điều. Về cơ bản, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong Phòng, chống rửa tiền. Đồng thời, hợp tác quốc tế trong Phòng, chống rửa tiền.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dự thảo Luật kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo. Trong đó, có tên gọi một số hoạt động của đối tượng báo cáo. Bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Không tạo khoảng trống pháp lý

Với vấn đề hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, quy định này được kế thừa từ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012 và luật hóa các quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung). Theo dự thảo, trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Dự thảo luật bổ sung quy định về về việc đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền. Theo đó, định kỳ 5 năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền tại Việt Nam, trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu một số nội dung sửa đổi liên quan đến quy định về nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.