Ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

GD&TĐ - Thủ tướng cho biết, mục tiêu năm tới tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Nhiều kết quả chưa được như mong muốn

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, để bảo vệ, củng cố, duy trì, phát huy các thành quả đạt được trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, cần đặc biệt quan tâm, không lơ là, chủ quan, không nóng vội.

Bám sát tình hình, chủ động, linh hoạt, quyết liệt, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Cần điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách vĩ mô khác. Chủ động phương án ứng phó với các tình huống phát sinh. Trọng tâm là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy giảm đà phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân, nhất là người thu nhập thấp trước áp lực về giá, chi phí sản xuất, sinh hoạt tăng cao.

Thủ tướng cho biết, tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nguy cơ “dịch chồng dịch”. Công tác phòng chống dịch Covid-19, tiêm vắc-xin có nơi, có lúc, có địa bàn còn chủ quan, lơ là. Công tác xây dựng luật, pháp lệnh tại một số bộ, ngành vẫn còn tình trạng xin lùi thời hạn trình Chính phủ.

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức do diễn biến bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới làm lạm phát toàn cầu tăng cao. Tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia suy giảm, thậm chí rơi vào suy thoái, tạo áp lực lên công tác điều hành giá, lãi suất, tỷ giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Về cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm trễ, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Sức mua thị trường trong nước được khôi phục trở lại nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu.

Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ chậm hoàn thiện, ảnh hưởng đến việc phát triển các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp, làm gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Việc triển khai quy hoạch, nhất là công tác lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 trong hệ thống còn chậm. Sự phối hợp của các cơ quan trong việc triển khai công tác quy hoạch còn hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn....

Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Thủ tướng cho biết, trong năm tới, nước ta hướng tới mục tiêu tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế, củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới.

Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Để đạt được những mục tiêu này, Thủ tướng nêu rõ, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giữ vững thành quả phòng, chống dịch Covid-19. Có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.