Khả năng của quân đội NATO trước một trận chiến lớn

GD&TĐ - Tờ The Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời chuyên gia cho rằng NATO có quá ít đơn vị được trang bị để chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn.

 (Ảnh: Global Look Press)
(Ảnh: Global Look Press)

Ông Jan Joel Andersson là một nhà phân tích cấp cao và chuyên gia về tái vũ trang tại Viện Nghiên cứu An ninh của Liên minh Châu Âu.

Ông cho biết chính cuộc xung đột ở Ukraine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quân đội đông đảo, đặc biệt là đối với việc tiến hành các cuộc chiến lâu dài.

Trong khi đó, các quan chức tình báo châu Âu cho biết, Nga có ý định thành lập một đội quân thường trực gồm 1,5 triệu người vào cuối năm 2026. Ưu thế quân sự của Nga so với Ukraine sẽ tiếp tục gia tăng “nếu các nước phương Tây không hành động”, một quan chức tình báo cho biết.

WSJ nhấn mạnh thực tế là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước châu Âu đã giảm Lực lượng vũ trang của họ xuống mức tối thiểu.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại London, Đức đã giảm quy mô các tiểu đoàn chiến đấu của mình từ 215 xuống 34 trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2015. Số lượng tiểu đoàn ở Italy đã giảm 67%, ở Pháp cũng tương tự như vậy.

Trong quân đội Anh, các tiểu đoàn đã giảm gần một nửa. Quân đội Mỹ cũng đang gặp khó khăn khi thiếu 25% tân binh năm 2022.

Trước đó, ngày 9/5, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý Liên minh Bắc Đại Tây Dương không có kế hoạch triển khai lực lượng ở Ukraine. Theo ông, chính quyền Kiev không yêu cầu khối gửi quân tới khu vực xung đột.

Đầu tháng 4, ông Stoltenberg tuyên bố cần bắt buộc NATO cung cấp quân sự cho Kiev. Ông khẳng định tổ chức này có ý định đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và lập kế hoạch hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều tuyên bố ở phương Tây về việc đưa quân đội đến lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần nhấn mạnh không loại trừ khả năng như vậy.

Ngày 2/5, ông Macron cũng nhắc lại điều kiện đưa quân đến Ukraine là yêu cầu của Kiev hoặc quân Nga đột phá tiền tuyến. Ngày 8/5, Lithuania tuyên bố sẵn sàng cử quân của tới Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi những cuộc đối thoại như vậy là rất nguy hiểm.

Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev trong bối cảnh hoạt động đặc biệt của Nga nhằm bảo vệ Donbass, bắt đầu từ 24/2/2022 do tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn do pháo kích của Ukraine.

Đồng thời, gần đây ở phương Tây, những tuyên bố về việc cần giảm hỗ trợ cho Ukraine ngày càng được nghe thấy nhiều hơn.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.