Tăng cường giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai việc lồng ghép tích hợp các nội dung về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục đối với học sinh, sinh viên, cụ thể:

Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo. Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên.

Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của học sinh, sinh viên.

Xây dựng và thực hiện chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa dành cho học sinh, sinh viên. Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong trường và gia đình học sinh về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, học sinh, sinh viên xung kích, tình nguyện.

Trong thời gian tới, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo tăng cường giáo dục về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong các nội dung, hoạt động giáo dục như: Giáo dục quốc phòng - an ninh, đạo đức lối sống, pháp luật, kỹ năng sống và một số nội dung hoạt động, môn học khác có liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Hướng đến công bằng trong tuyển sinh

GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.

Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG HCM đợt 1 năm 2025.

Quy đổi điểm IELTS để xét tuyển: Cơ hội hay rào cản?

GD&TĐ - Việc các trường đại học ngày càng mở rộng diện xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là xu thế tất yếu nhưng cũng đặt ra câu hỏi về sự đồng đều cơ hội cho mọi thí sinh, nhất là ở vùng khó khăn.