Bản tuyên ngôn của kẻ xả súng cho thấy hắn đã thăm Ukraine trong nhiều chuyến đi nước ngoài và chiếc áo khoác hắn mặc trong vụ xả súng có biểu tượng thường được Tiểu đoàn Azov sử dụng.
Tuy nhiên, mối quan hệ xuyên quốc gia của hắn đã vượt qua Ukraine khi hắn cho biết đã liên lạc với Anders Behring Breivik – kẻ khủng bố Na Uy đã từng giết chết 77 người – và có các chuyến đi khắp châu Âu, trong đó có Baikans, những địa điểm tượng trưng cho các trận chiến lịch sử giữa Thiên chúa giáo và đạo Hồi.
Trong video về cuộc xả súng, hắn đang nghe một bài hát tôn vinh tội phạm chiến tranh người Serbia Bosnia Radovan Raradzic và khẩu súng của hắn có ghi những thông điệp phân biệt chủng tộc và tên những kẻ da trắng thượng đẳng từ khắp thế giới.
Nỗ lực truyền bá bạo lực
Tiểu đoàn Azov đang nổi lên như một mắt xích quan trọng trong mạng lưới cực đoan bạo lực cánh hữu (RWE) xuyên quốc gia.
Nhóm này duy trì “Văn phòng vươn tới phương Tây” để giúp tuyển và thu hút chiến binh nước ngoài đi đào tạo và kết nối với những người từ các tổ chức bạo lực có chung chí hướng trên khắp toàn cầu.
Các nhà điều hành từ văn phòng trên đã đi khắp châu Âu để quảng bá tổ chức và thúc đẩy sứ mệnh của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Vào tháng 7/2018, những truyền đơn tiếng Đức đã được rải cho những vị khách tại một lễ hội nhạc rock cánh hữu ở bang Thuringia, Đức để mời họ tham gia Tiểu đoàn Azov với những lời lẽ như: “hãy gia nhập hàng ngũ của những người giỏi nhất” để “cứu châu Âu khỏi sự tuyệt chủng”.
Tổ chức này cũng đã thành lập các trại trẻ, trung tâm thể thao giải trí, giảng đường, chương trình giáo dục cực hữu, bao gồm giảng dạy một số chiến thuật quân sự và tư tưởng cực hữu cho trẻ con từ 9 tuổi trở lên.
Đây là cách để kết nối mạng lưới phục vụ một trong những mục tiêu bao trùm của Tiểu đoàn Azov là biến những khu vực mà họ kiểm soát ở Ukraine thành trung tâm chính của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng xuyên quốc gia.
Có bằng chứng cho thấy mạng lưới RWE rất tích cực trong việc tuyển mộ chiến binh từ khắp thế giới, trong đó Tiểu đoàn Azov và các tổ chức xuyên quốc gia khác đóng một vai trò quan trọng trong việc toàn cầu hóa bạo lực của RWE.
Thực tế, Tiểu đoàn Azov đang liên kết với các nhóm RWE, tổ chức các chuyến thăm của các tổ chức xuyên quốc gia như Rise Above Movement (RAM) từ Mỹ, National Action from Britain từ Anh và những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trên khắp thế giới.
Ở Mỹ, một vài thành viên của RAM đã dành thời gian ở Ukraine để huấn luyện với Tiểu đoàn Azov mà gần đây đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ truy tố vì vai trò của họ trong vụ bạo lực tháng 8/2017 ở Charlottesville, Virginia.
Điểm tương đồng với các nhóm thánh chiến
Thật trớ trêu là có những điểm tương đồng về ý thức hệ, chiến lược và chiến thuật giữa các tổ chức thánh chiến như al-Qaeda, IS và RWE. Cả hai loại nhóm bạo lực đều tìm cách áp dụng các phiên bản mà chúng xem là một xã hội “thuần túy”.
Có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa Maktab al-Khidamat của al-Qaeda và Văn phòng vươn tới phương Tây của Tiểu đoàn Azov khi cả hai đều có trách nhiệm thúc đẩy lý tưởng và giúp tuyển mộ tân binh.
Nếu Afghanistan là nơi lý tưởng cho các tổ chức thánh chiến trong những năm 80 thì một số nơi ở Ukraine đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho một loạt nhóm RWE bạo lực để chúng tập hợp, huấn luyện và cực đoan hóa.
Giống như con đường của các nhóm thánh chiến, mục tiêu của các thành viên này là quay trở lại đất nước của họ (hoặc các nước thuộc bên thứ 3) để phá hoại và thực hiện hành động bạo lực là phương tiện để tuyển thành viên mới.
Không giống như những quân thánh chiến đang cố gắng tấn công các mục tiêu phương Tây, những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã tận dụng lợi thế dễ trà trộn vào phương Tây giống như kẻ xả súng ở Christchurch đã làm.
Hắn là sản phẩm của một mạng lưới những kẻ cực đoan cánh hữu bạo lực. Nếu chứng minh được rằng kẻ xả súng này đã tới Ukraine để huấn luyện với những cá nhân cùng chí hướng, thì vụ xả súng ở New Zealand có thể là ví dụ đầu tiên của một hành động khủng bố do một tay súng nước ngoài theo chủ nghĩa thượng đẳng da trắng thực hiện.
Trừ khi cộng đồng quốc tế có thể nhận ra mối nguy hiểm của những mạng lưới xuyên quốc gia này, vụ tấn công ở New Zealand sẽ không phải là vụ tấn công cuối cùng.