Để chuẩn bị cho sự nghiệp làm cha, László Polgár đã đọc tiểu sử của rất nhiều nhà thông thái lỗi lạc nhưng không chỉ giới hạn ở các triết gia và nhà vật lý học. Điểm chung tự nhiên giữa họ là tinh thần làm việc hết mình. Vậy thì, nếu chăm chỉ là chìa khoá dẫn tới thành công (mặc dù bạn có thể tranh biện rằng, chăm chỉ chỉ là một phần của thành công thôi), László Polgár cho rằng nếu nuôi dạy con đúng cách, có thể "biến bất cứ trẻ sơ sinh khỏe mạnh nào thành thiên tài". Vậy là, với tính cách của một người ưa hành động bằng lý trí, ông đã kết hôn với một giáo viên để trực tiếp kiểm tra giả thuyết trên chính các con.
László Polgár và 3 con gái.
Cả hai kết hôn năm 1969 và sinh con gái đầu lòng Susan Polgar cùng trong năm đó. 2 cô gái sau Sofia Polgar và Judit Polgar lần lượt ra đời năm 1974, 1976.
Là một giáo viên cờ vua nhưng không vì thế mà Polgar ép các con chơi cờ vua từ nhó. Ông đã quan sát rất kỹ con gái Susan, những biểu hiện và sở thích của con, ông phát hiện ra Susan có niềm đam mê đặc biệt với cờ vua, khi thường xuyên lôi cờ vua ra nghịch và chăm chú chơi không để ý gì tới xung quanh. Lúc này, Polgar mới quyết định sẽ đào tạo, tập trung phát triển con gái theo môn thể thao trí tuệ này. Khi đó, Susan mới 4 tuổi.
Sáu tháng sau, Susan bước vào một câu lạc bộ cờ vua ở Budapest, nơi có nhiều người đàn ông lớn tuổi và dần đánh bại hết các cựu binh. Chẳng bao lâu sau, Susan thống trị giải cờ vua dưới 11 tuổi của thành phố.
Tiếp đó, với hai con gái út Sofia và Judith khi ấy mới 5 tuổi và 3 tuổi, Polgar cũng không ép hai cô con gái phải chơi cờ mà chỉ sử dụng một số mẹo nhỏ về tâm lý.
Ông đưa Susan đến một căn phòng riêng biệt và cho con luyện tập cờ vua ở đó. Ông cố tình đóng cửa phòng để hai con gái nhỏ tò mò. "Tại sao chị Sofia và con không thể vào đó chơi với chị?", Judith hỏi cha. Polgar khi đó đạt được mục đích của mình, nhẹ nhàng đáp rằng: "Con hãy học chơi cờ đi để vào phòng chơi với chị".
3 chị em nhà Polgar (từ trái qua): Judit, Susan and Sofia.
Polgar và vợ đã mua hàng nghìn cuốn sách về cờ vua cho các con học tập, băng đĩa về các trận đấu xung quanh nhà, chân dung các nhà vô địch thế giới treo đầy trên tường... Ông không cho các con đi học mà mời một giáo sư đến dạy các con tại nhà môn tiếng Đức, tiếng Anh và toán cao cấp. Các con cũng có vài hoạt động ngoài trời để giữ gìn sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, phần lớn thời gian được dành cho học thật chuyên sâu và thực hành chơi cờ vua.
3 cô con gái thường phải thức dậy lúc 6 giờ sáng, chơi bóng bàn vào lúc 7h và dành 5 đến 6 giờ mỗi ngày để chơi cờ. Các cô bé cũng có lịch sinh hoạt rất nghiêm khắc và phải ngủ lúc 10 giờ tối. Mỗi ngày, các bé bị cấm xem tivi ngoại trừ những khi có tin tức về các trận đấu cờ vua và các bài giảng cờ quốc tế được phát trên truyền hình quốc gia Hungary, các chương trình khoa học và giáo dục liên quan đến nghiên cứu văn hóa.
Theo tờ Psychology Today, bằng cách dạy các con chơi cờ từ khi còn rất nhỏ, László Polgár, về bản chất, đã "đúc khuôn bộ não" các con, làm giàu trung tâm thần kinh phụ trách không gian - thị giác của con". Và kết quả "thí nghiệm" nuôi dạy thiên tài của ông đã khiến ai cũng phải kinh ngạc, cụ thể như sau:
Susan: Trên bảng xếp hạng thức bậc của FIDE (Liên đoàn cờ vua quốc tế) vào tháng 7/1984, ở tuổi 15, Susan trở thành kỳ thủ nữ được xếp hạng đầu thế giới và duy trì vị trí Top 3 trong suốt 23 năm tiếp theo. Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phá vỡ rào cản về giới bằng cách đáp ứng tiêu chuẩn tham gia Giải Vô địch Cờ vua Thế giới (cho nam) năm 1986. Cô giành chức vô địch giải Vô địch Cờ vua Nữ Thế giới từ 1996-1999.
Sophia: Năm 1989, ở tuổi 14, Sophia làm kinh giạc giới kỳ thủ thế giới bởi màn thể hiện đỉnh cao tại Rome. Cô giành giải nhất giải đấu, gồm rất nhiều kỳ thủ mạnh, với số điểm 8,5/9. Susan mô tả Sophia là người tài năng nhất trong số 3 chị em nhưng cũng là người nghệ sĩ nhất, ít có óc phân tích/ứng dụng nhất. Cô từ bỏ cờ vua chuyên nghiệp từ sớm để kết hôn với một kỳ thủ Israel và hiện tại là một giáo viên..
Judith: Cho tới thời điểm này, cô là kỳ thủ nữ mạnh nhất lịch sử. Năm 1991, Judith giành danh hiệu kỳ thủ khi mới 15 tuổi 4 tháng, phá vỡ kỷ lục trước đó của cựu vô địch thế giới Bobby Fischer. Cô là người phụ nữ duy nhất đủ tiêu chuẩn tham gia giải đấu Vô địch Thế giới. Cô là kỳ thủ nữ số 1 thế giới kể từ năm 1989 (khi Judith 12 tuổi).
Từ câu chuyện gia đình László Polgár, có thể đúc kết những cách mà ông bố này đã nuôi dạy con trở thành thiên tài?
Cách nuôi dạy con của gia đình László Polgár đã nhận được không ít tranh cãi. Tuy nhiên, chia sẻ trên tờ Chessdailynews, ông bố này cho biết cả ba cô con gái không bao giờ có cảm giác bị gò bó, chán nản khi chơi cờ, cờ vua là thứ cả ba lựa chọn và đam mê với nó.
Cả ba cô con gái không bao giờ có cảm giác bị gò bó, chán nản khi chơi cờ, cờ vua là thứ cả ba lựa chọn và đam mê với nó.
Và đây là những cách mà ông bố này đã nuôi dạy con trở thành các thiên tài:
1. Có niềm tin vững chắc rằng tài năng là chưa đủ, chăm chỉ mới là tất cả.
2. Dạy con tại nhà để trao cho trẻ cơ hội tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể.
3. Dành nhiều thời gian luyện tập nhất cho mục tiêu đã chọn (vẽ, làm toán, chơi cờ…) ngay từ thời ấu thơ. Quan trọng là đứa trẻ đam mê và yêu thích mục tiêu này. Sophia từng được cha phát hiện đang chơi cờ trong phòng tắm lúc nửa đêm.
4. Luôn nghiêm túc, tận hiến và hành động có phương pháp. Có thể tạo ra thiên tài nhưng không hề đơn giản. Trong trường hợp 3 chị em nhà Polgar, mẹ họ sắp xếp mọi thứ, cha họ là kỳ thủ chuyên nghiệp. Ông viết vô số cuốn sách về chơi cờ, sở hữu hàng ngàn cuốn sách dạy chơi cờ và thường xuyên mời được các kỳ thủ tới nhà để dạy cờ cho con gái.