Trong đó yêu cầu đảm bảo sự tham gia của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) trong quá trình dự thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có quy định TTHC. Các VBQPPL có quy định TTHC phải được đánh giá tác động TTHC ngay từ thời điểm lấy ý kiến của các đơn vị về dự án, dự thảo VBQPPL;
Các TTHC trong VBQPPL phải được công bố, công khai theo quy định và gửi đến Văn phòng để cập nhật, đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC;
Việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính phải kịp thời, hiệu quả;
Huy động sự đóng góp trí tuệ của đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục đồng thời áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch, tham vấn các tổ chức, cá nhân chịu tác động của quy định, TTHC trong việc rà soát;
Sản phẩm rà soát phải thiết thực, có phương án sửa đổi, bổ sung cụ thể và kiến nghị thực thi phương án sửa đổi, bổ sung các quy định, TTHC thông qua việc đề xuất sửa đổi các VBQPPL liên quan.
Một trong những nội dung thực hiện được nêu ra trong kế hoạch là kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC nhằm đánh giá khách quan và đúng thực trạng việc quy định và thực hiện các TTHC thuộc lĩnh vực GD&ĐT. Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC đảm bảo cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ TTHC thông qua một số giải pháp cụ thể như:
Áp dụng nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tăng cường hậu kiểm việc thực hiện TTHC. Áp dụng các hình thức trong thực hiện TTHC như: chuyển từ hình thức đăng ký, xin cấp phép sang thông báo;
Giảm số lần thực hiện TTHC; kéo dài tối đa thời hạn có hiệu lực của các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ là kết quả của TTHC; đơn giản hóa trình tự thực hiện; đa dạng hóa cách thức giải quyết;
Giảm thiểu việc phát sinh các hồ sơ, giấy tờ trong quá trình thực hiện TTHC như: bãi bỏ việc xin xác nhận giấy tờ; bãi bỏ các yêu cầu cung cấp hồ sơ, giấy tờ, thông tin mà cơ quan hành chính đã có trong hồ sơ lưu; bãi bỏ quy định phải được sự chấp thuận hoặc xác nhận đủ điều kiện do không cần thiết hoặc trùng lặp trong việc thực hiện các yêu cầu, điều kiện theo yêu cầu của TTHC;
Áp dụng cơ chế liên thông để tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, giảm chi phí thực hiện không cần thiết cho cá nhân, tổ chức. Phân cấp thực hiện một cách khoa học, tránh quá tải tại các đầu mối giải quyết TTHC;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết TTHC, triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp lên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Tăng cường việc chia sẻ dữ liệu, dùng chung cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan hành chính...