Jakarta chuẩn bị cho những xáo trộn chính trị từ vụ tham nhũng lớn

Cơ quan chống hối lộ KPK của Indonesia điều tra vụ lừa đảo thu mua nhà nước liên quan đến 100 nhân vật nổi bật.

Jakarta chuẩn bị cho những xáo trộn chính trị từ vụ tham nhũng lớn

Ủy ban Xóa bỏ tham nhũng ở Indonesia đang gây ra phản ứng dữ dội sau vụ kiện có thể liên lụy đến hàng chục nhà lập pháp và quan chức cấp cao, khiến họ phải ra tòa vào tuần trước.

Vụ án được tiến hành sau nhiều năm điều tra bởi Cơ quan chống hối lộ của nước này, thường được gọi là KPK. Buổi điều trần đầu tiên cho thấy trong 5,9 nghìn tỷ rupi (442.5 triệu USD) ngân sách nhà nước dành cho việc thu mua chứng minh thư điện tử (e-KTP) toàn quốc trong vòng 3 năm từ 2011, gần một nửa - 2.300 tỷ rupi - đã bị biển thủ.

Số tiền bị mất là do khoảng 100 người bị cáo buộc liên quan đến việc đẩy nhanh việc mua sắm thẻ e-KTP từ một liên minh địa phương do doanh nhân Andi Agustinus đứng đầu.

Tổng số 34 tỷ rupi có thể đã được chuyển cho 51 thành viên của quốc hội, nhiều người trong số này vẫn đang làm việc. Họ từng tham gia vào việc phê duyệt dự án và ngân sách trong thời gian tổng thống trước đó là ông Susilo Bambang Yudhoyono còn đang nắm quyền.

Đây là vụ lớn nhất của KPK kể từ khi đối đầu với phía cảnh sát nước này vào đầu năm 2015, khi coi một ứng cử viên hàng đầu cho vị trí cảnh sát trưởng là nghi phạm hối lộ.

Cảnh sát từng đáp trả bằng cách lôi ra những vi phạm cũ của chủ tịch KPK khi đó và một cấp phó của ông ta, khiến họ bị đình chỉ công tác.

Xung đột giữa cảnh sát và KPK là một trong những khủng hoảng đầu tiên mà Tổng thống Joko Widodo phải đối mặt sau khi lên nắm quyền và từng ảnh hưởng đến đánh giá mức độ chấp thuận của ông.

Số lượng những nhân vật nổi bật có khả năng liên quan đến vụ việc lần này có thể sẽ khiến KPK phải chịu thêm nhiều cuộc tấn công nhằm làm suy yếu tổ chức.

Một người phát ngôn từng kêu gọi quốc hội điều tra các hoạt động của KPK và các nhà lập pháp có thể lại cố gắng sửa đổi luật nhằm hạn chế hoạt động của cơ quan chống hối lộ này.

Sửa đổi từng được đưa ra nhiều lần trong thập kỷ qua sau khi nhiều quan chức phải vào tù vì tham nhũng, trong khi những người khác vẫn là đối tượng quan tâm của KPK.

"Chúng tôi nghĩ có khả năng cuộc điều tra e-KTP sẽ tạo ra hỗn loạn lớn. - Chủ tịch KPK Agus Rahardjo cho biết hôm thứ Tư - Nhưng hy vọng sẽ không tồi tệ như lần trước - hy vọng điều này sẽ không dẫn đến việc KPK bị tước quyền hoạt động".

Cho đến nay mới chỉ có 2 người đang phải hầu tòa vì vụ việc, cả 2 đều là cựu quan chức cao cấp của Bộ Nội vụ nước này, giám sát việc mua e-KTP.

Nhưng bản cáo trạng đọc tại tòa án tuần trước cũng xác định cựu Bộ trưởng Nội vụ Gamawan Fauzi và 14 nhà lập pháp từ các đảng chính trị khác nhau có nhận lại quả, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Setya Novanto, người tiền nhiệm Marzuki Alie, Bộ trưởng Tư pháp Yasonna Laoly và Thống đốc miền Trung Java Ganjar Pranowo. Tất cả đều phủ nhận việc tham gia.

Pranowo từng là thành viên quốc hội cho Đảng Dân chủ Indonesia, đảng cầm quyền hiện nay. "Có 2 khả năng," ông nói với các phóng viên địa phương. "Thứ nhất, tôi không nhận được tiền, thứ hai, tiền được trao qua ai đó nhưng chưa bao giờ đến chỗ tôi".

KPK được thành lập vào năm 2002 như một cơ quan đặc biệt để giải quyết nạn tham nhũng thâm căn cố đế vào thời điểm cảnh sát và quốc hội được xem như là 2 cơ quan công quyền tham nhũng nhất ở Indonesia. Tình trạng này đến nay vẫn còn.

Jakarta chuan bi cho nhung xao tron chinh tri tu vu tham nhung lon - Anh 1

Chủ tịch KPK Agus Rahardjo

Thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, cơ quan này hiện được coi là một cơ quan nhà nước cố định và độc lập. Theo Rahardjo, ông Widodo từng cố gắng ngăn chặn việc sửa đổi quyền lập pháp của KPK hồi năm ngoái. "Nếu sự ủng hộ của tổng thống vẫn còn mạnh mẽ, hy vọng những cố gắng (sửa đổi) sẽ biến mất", ông nói.

Theo NDH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...