iSchool Hà Tĩnh tổ chức chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Học sinh được hóa trang vào các nhân vật giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.

Học sinh iSchool học văn học bằng sân khấu hóa.
Học sinh iSchool học văn học bằng sân khấu hóa.

“Sân khấu hóa” môn Ngữ văn là một trong những hình thức trải nghiệm sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện đại.

Dưới hình thức một cuộc thi, các em học sinh iSchool Hà Tĩnh được chia thành 3 đội chơi để tham gia tranh tài.

Dưới hình thức một cuộc thi, các em học sinh iSchool Hà Tĩnh được chia thành 3 đội chơi để tham gia tranh tài.

Thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 8, tổ Ngữ văn Trường iSchool Hà Tĩnh tổ chức chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Vợ nhặt (Kim Lân).

Ở vòng thi Thuyết trình poster, mỗi đội chơi sẽ chuẩn bị một poster về chủ đề “Người nông dân” và thực hiện thuyết trình trong vòng 3 phút.

Ở vòng thi Thuyết trình poster, mỗi đội chơi sẽ chuẩn bị một poster về chủ đề “Người nông dân” và thực hiện thuyết trình trong vòng 3 phút.

Đây là năm thứ 3 chương trình được tổ chức thành công và thu hút sự cổ vũ của đông đảo giáo viên, học sinh.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới hình thức thi đấu giữa 3 đội chơi gồm: Xóm Ngụ Cư, Thôn Đông Xá, và Làng Vũ Đại. Tại đây, các đội chơi sẽ trải qua các phần thi: Kiến thức, Thuyết trình Poster, Tài năng diễn xuất.

Học sinh nhập vai vào các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Học sinh nhập vai vào các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Học sinh diễn trích đoạn Cu Tràng và Thị kéo xe bò trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).

Học sinh diễn trích đoạn Cu Tràng và Thị kéo xe bò trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).

Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Hình ảnh người nông dân trong Văn học Việt Nam” đã giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức về các tác giả, tác phẩm. Tại đây, các em được tham gia hoạt động tập thể, rèn luyện nhiều kĩ năng mà trong chương trình học khó có thể thực hiện được. Qua đó, các em cảm nhận sâu sắc hơn về hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ cũng như những giá trị của Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945; rèn luyện và phát triển một số năng lực…

Đây là năm thứ 3 chương trình được tổ chức thành công và thu hút sự cổ vũ của đông đảo giáo viên, học sinh.

Đây là năm thứ 3 chương trình được tổ chức thành công và thu hút sự cổ vũ của đông đảo giáo viên, học sinh.

Bạn Phạm Bá Dương (Lớp 8A1) chia sẻ: “Hoạt động “sân khấu hóa” môn Ngữ văn rất có sức hấp dẫn đối với chúng em. Bởi phương pháp này khơi gợi cho chúng em ý muốn tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giúp chúng em hiểu được thông điệp mà tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải.

Đây cũng là cơ hội để em cũng như các bạn được thử sức mình trên sân khấu, “sống” cùng nhân vật và bối cảnh trong tác phẩm, đồng thời thể hiện khả năng diễn xuất, hóa thân vào các nhân vật một cách chân thực nhất”.

Kết quả, giải Nhất thuộc về đội chơi Làng Vũ Đại, giải Nhì thuộc về đội chơi Xóm Ngụ Cư và Thôn Đông Xá.

Kết quả, giải Nhất thuộc về đội chơi Làng Vũ Đại, giải Nhì thuộc về đội chơi Xóm Ngụ Cư và Thôn Đông Xá.

Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc dạy học tại các trường học của Hệ giống giáo dục Nguyễn Hoàng nói chung và iSchool Hà Tĩnh nói riêng. Từ đó, mang đến môi trường học tập hiện đại, giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.