Iran bí mật nhận tên lửa Iskander từ Nga?

GD&TĐ - Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga được cho là đã có mặt tại Iran.

Iran bí mật nhận tên lửa Iskander từ Nga?

Các báo cáo gần đây cho thấy Iran có thể đang vận hành một vài hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.

Theo hãng tin NBC, cách đây vài giờ, một máy bay vận tải Il-76 cất cánh từ Nga đã hạ cánh xuống Tehran và bên trong khoang chở hàng chính là vũ khí.

Hệ thống Iskander-M là một trong những phát triển hiện đại nhất trong lĩnh vực vũ khí tên lửa chiến thuật, khi có khả năng tấn công các mục tiêu ở cự ly lên tới 500 km với độ chính xác cao, khiến chúng trở thành phương tiện rất hiệu quả để phá hủy những mục tiêu quan trọng về mặt chiến lược của đối phương.

Việc cung cấp vũ khí lợi hại như vậy cho Iran có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực. Tổ hợp Iskander không chỉ đủ khả năng gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng quân sự mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn lên đối thủ.

GM1_90jW0AAO_v4.jpg
Nga đã bí mật đưa tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tới Iran?

Tuy vậy thông tin trên đang gây ra nhiều nghi ngờ trong giới phân tích, bởi Iran là quốc gia có trong thành phần chiến đấu nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo với tầm bắn xa hơn Iskander-M rất nhiều, cũng như độ chính xác không hề thua kém.

Trong khi đó, nếu Nga cung cấp Iskander cho Iran thì nhiều khả năng đây chỉ là phiên bản xuất khẩu Iskander-E có tầm bắn bị hạ xuống còn 280 km, đồng thời độ sai lệch cũng lên tới hàng chục mét so với chỉ 5 - 7 m như biến thể nội địa Iskander-M, vì vậy việc Iran nhận vũ khí như vậy là "ít ý nghĩa".

Với thực tế trên, có ý kiến cho rằng tin tức Nga giao tên lửa Iskander cho Iran chỉ là "vỏ bọc" và nên hiểu mọi việc theo hướng ngược lại, tức là Tehran đang cung cấp tên lửa đạn đạo chiến thuật cho Moskva, đặc biệt khi quá trình sản xuất tại Nga đang chậm lại và chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu từ chiến trường.

Iran có trong tay kho tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn rất hùng hậu.
Theo NBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.