iPhone làm thay đổi cuộc chơi của các nhà mạng

Việc bán thiết bị đi kèm bản hợp đồng nhà mạng sẽ dần biến mất trong tương lai, giúp người dùng và các nhà sản xuất phần cứng trở nên độc lập hơn.

iPhone 6S và 6S Plus đi kèm chính sách phân phối mới.
iPhone 6S và 6S Plus đi kèm chính sách phân phối mới.

Apple vừa ra mắt bộ đôi iPhone 6S và 6S Plus, cùng chương trình iPhone Upgrade Program, cho phép người dùng có thể mua điện thoại mới không bao gồm hợp đồng nhà mạng. Thay đổi này ảnh hưởng thế nào tới cuộc chơi viễn thông tại Mỹ và nhiều nước khác?

Năm 2010, Google đưa ra một thử nghiệm, không phải xe hơi tự lái, cũng chẳng phải kính thông minh Google Glass ồn ào. Đó là chiếc Nexus đầu tiên với mô hình kinh doanh đột phá.

Thay vì phân phối thông qua các nhà mạng, Nexus One chỉ bán trực tuyến. Khách hàng lên trang web, lựa chọn cấu hình và đặt hàng điện thoại mà không bị bó buộc bất kỳ dịch vụ viễn thông nào.

Đó là một ý tưởng tuyệt vời để giải phóng smartphone khỏi những trói buộc. Việc tách dịch vụ nhà mạng và sản phẩm cho phép người dùng có thêm nhiều lựa chọn.

Tuy nhiên, ý tưởng đó đã thất bại khi chỉ có nhà mạng nhỏ T-Mobile sẵn sàng tham gia. Những người khác coi kế hoạch của Google như mối đe dọa lớn trong việc kiểm soát mạng phân phối điện thoại thông minh độc quyền đi kèm các dịch vụ riêng.

Cạnh tranh dịch vụ mạng không dây thay vì độc quyền phần cứng

Những thay đổi trong thị trường điện thoại di động Mỹ kéo theo việc nới lỏng sự kìm kẹp của các nhà mạng. Thay vào đó, nhiều hãng đua tranh cung cấp dịch vụ mạng không dây thay vì tập trung bán lẻ thiết bị và phát triển ứng dụng như trước.

Cho đến gần đây, các công ty viễn thông Mỹ vẫn sở hữu quyền lực mềm. Ngay cả những thương hiệu lớn như Samsung cũng sẵn sàng thay đổi, tạo ra những phiên bản riêng dành cho từng nhà mạng.

Samsung sản xuất Galaxy S6 dành riêng cho AT & T.
Samsung sản xuất Galaxy S6 dành riêng cho AT&T.

Chỉ Apple mới đủ sức thoát khỏi bàn tay của “những ông lớn” trong việc phân phối thiết bị di động. Trước đó, họ từng phải kí bản hợp đồng độc quyền bán iPhone với AT&T.

Về phần mình, người tiêu dùng bị trói buộc vào hợp đồng hai năm. Giá bán smartphone từ 650 USD hạ xuống chỉ còn 199 USD khiến nhiều người nhầm tưởng để rồi chịu chi phí đắt hơn và không được nâng cấp sản phẩm.

Những chuyển biến nhanh chóng thời gian này phần nào nuôi hy vọng về một cuộc “thoát ly”. Smartphone sẽ có cơ hội “độc lập” trong thiết kế, dịch vụ và giá trước các hãng viễn thông.

Đầu tiên, xu hướng bán điện thoại kèm hợp đồng hai năm buộc khách hàng sử dụng duy nhất một nhà mạng và không cho phép nâng cấp lên phiên bản mới đang mờ dần. T-Mobile là người khởi xướng đẩy các đối thủ lớn phải lao vào cuộc chơi, mới nhất là Verizon.

Giờ đây, hầu hết các nhà mạng bán điện thoại với giá gốc và các gói dịch vụ riêng biệt mà không có cam kết hợp đồng hai năm hay những tinh chỉnh riêng trong thiết bị. Người dùng sẽ bỏ ra nhiều tiền hơn, nhưng bù lại có thể thoải mái lựa chọn dịch vụ viễn thông và nâng cấp sản phẩm.

Thứ hai, ý tưởng táo bạo của Google trong kế hoạch phân phối Nexus One dù không thành công ở Mỹ nhưng lại phát triển tại Trung Quốc. Những hãng điện thoại nội địa như Xiaomi đã bán dòng smartphone cao cấp của mình thông qua hình thức đặt hàng trực tuyến với giá rẻ, tiết kiệm các khâu trung gian.

“Apple của Trung Quốc” không cần quan tâm tới bất kì nhà mạng nào. Người tiêu dùng mua điện thoại, sau đó có thể sử dụng SIM của nhiều hãng viễn thông thay vì chỉ một như ở Mỹ.

Smartphone sẽ giống như máy tính

Đây là thời gian để coi smartphone giống như các thiết bị điện toán khác. Việc bán sản phẩm sẽ được hỗ trợ bởi các cửa hàng như Best Buy, Apple Store hay Amazon thay vì hình thức độc quyền qua nhà mạng.

Apple vừa thực hiện một bước tiến mới trong tuần trước. Công ty tuyên bố sẽ bán iPhone mới theo hình thức trả góp riêng của mình mà không bao gồm hợp đồng nhà mạng. Kế hoạch này cho phép người dùng nâng cấp thiết bị mỗi năm và rõ ràng rất có lợi cho chính Táo khuyết. Đây sẽ là chiếc iPhone mở khóa. Nhưng lại là điều đe dọa đáng kể tới nguồn thu của các hãng viễn thông.

Chính sách mới của Apple sẽ ảnh hưởng lớn tới các nhà mạng.
Chính sách mới của Apple sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của các nhà mạng.

Thay đổi này tạo áp lực lớn tới các nhà mạng, đẩy họ vào cuộc đua cung cấp những giá trị vốn là cốt lõi như dịch vụ viễn thông. Nó khuyến khích các công ty cạnh tranh về chất lượng, tốc độ, chăm sóc sau bán hàng, giá cả và các dịch vụ khác.

Những công ty như Verizon và AT&T đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng và bán sản phẩm dịch vụ mạng không dây. Đây gần như là “miếng bánh” lớn bởi các thiết bị dần trở nên phụ thuộc vào kết nối Internet. Cuộc chơi mới cũng đòi hỏi độ phủ sóng lớn, cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu, nhưng lợi nhuận mang lại là không hề nhỏ. Đó mới đúng là cuộc chiến đúng nghĩa thay vì cố gắng độc quyền trên thiết bị di động.

Trước đây, smartphone là món đồ “xa xỉ” và chúng cần được nâng đỡ bởi các nhà mạng. Nhưng khi mức giá đã hạ xuống, công nghệ được chuẩn hóa thì các nhà sản xuất thiết bị cầm tay không lý gì phải thay đổi thiết kế, tùy chỉnh bên trong sản phẩm để các hãng viễn thông “phê duyệt” sử dụng dịch vụ của họ.

Đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rầng nên có nhiều sản phẩm độc lập để thoát khỏi bốn ông lớn viễn thông của Mỹ. Thị trường máy tính là hình mẫu, chẳng thể ép các nhà sản xuất như Dell hay HP phải tuân thủ những tiêu chuẩn của các nhà mạng để có thể sử dịch vụ Wi-Fi.

Đã đến lúc tạo sự khác biệt

Trước đây như AT&T, họ làm việc rất chặt chẽ với các nhà sản xuất để cho phép thiết bị có thể hoạt động và làm việc tốt nhất với hệ thống. Đó thực sự là cánh cửa quyền lực khi các ông lớn viễn thông đều chơi theo một cách. Nếu không tuân thủ, công ty phần cứng sẽ “chết chìm” tại thị trường Mỹ.

Đã đến lúc giải phóng smartphone khỏi những trói buộc của nhà mạng.
Đã đến lúc giải phóng smartphone khỏi trói buộc của nhà mạng.

Nhưng những xu thế mới từ các nhà mạng nhỏ, cùng kế hoạch phân phối iPhone 6S từng bước đặt các ôm trùm viễn thông Mỹ vào thế phải thay đổi. Họ cũng thể chào đón các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tham gia vào thị trường với cách thức phân phối như hiện nay, đó là một thiệt thòi lớn.

Tivi và mạng truyền hình là một ví dụ điển hình. Đã có thời kỳ hình thành nên liên minh cung cấp phần cứng và các hãng phim tại Hollywood để tạo nên thế độc quyền, nhưng chúng đã bị dỡ bỏ bởi chính phủ Mỹ. Chưa có động thái nào tương tự trên thị trường smartphone. Tuy nhiên, chính những lợi ích sát sườn sẽ là động lực cho một sự thay đổi,

Điện thoại thông minh và nhà mạng nên đứng độc lập với nhau. Cạnh tranh về cả hai lĩnh vực sẽ tạo động lực phát triển cũng như tăng trưởng về lợi nhuận do người dùng thường xuyên nâng cấp thiết bị của mình hơn. Thêm nữa, thị trường Mỹ sẽ đón thêm nhiều gương mặt mới để tạo nên sự đa dạng.

Theo ICT News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.