Indonesia nỗ lực giải quyết bất bình đẳng trong giáo dục

GD&TĐ - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nhân dân Indonesia (MPR) nhấn mạnh nước này phải cung cấp cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng...

Tỷ lệ nhập học trung học và đại học ở nông thôn Indonesia luôn thấp hơn thành thị.
Tỷ lệ nhập học trung học và đại học ở nông thôn Indonesia luôn thấp hơn thành thị.

Ngày 27/2, bà Lestari Moerdijat - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nhân dân Indonesia (MPR) nhấn mạnh nước này phải cung cấp cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng để cải thiện phúc lợi và công bằng cho tất cả mọi người.

Bà Moerdijat cho biết: “Giáo dục công bằng cho tất cả mọi người phải được triển khai bằng cách vượt qua những thách thức hiện có”.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh giáo dục Indonesia đối mặt với bất bình đẳng nghiêm trọng. Theo Cơ quan Thống kê Indonesia, năm 2022, tỷ lệ nhập học trung học ở khu vực nông thôn là 81,23% trong khi ở khu vực thành thị là 88,7%. Còn tỷ lệ học đại học ở khu vực nông thôn là 23,05% còn ở khu vực thành thị là 37,13%.

Trước tình trạng trên, bà Moerdijat bày tỏ hy vọng các học bổng hiện nay sẽ được trao công bằng và đúng mục tiêu hơn nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng. Chuyên gia này cũng cho rằng Indonesia phải giải quyết các nguyên nhân của sự bất bình đẳng như khác biệt kinh tế, xã hội, văn hóa.

Bên cạnh đó, các bên liên quan từ cấp trung ương đến địa phương phải đóng vai trò tích cực trong nỗ lực giải quyết bất bình đẳng về giáo dục.

Theo bà Moerdijat, nếu vấn đề trên có thể giải quyết, việc tiếp cận giáo dục trung học và giáo dục đại học có thể trở nên công bằng hơn, từ đó tăng nguồn nhân lực chất lượng cao và khả năng cạnh tranh của Indonesia trong khu vực và trên quốc tế.

Theo Antara

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.