Indonesia đi đâu nếu chia tay AFF?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tờ Suara đã liệt kê ra 3 bến đỗ mà PSSI có thể lựa chọn nếu như thực sự tách ra khỏi LĐBĐ Đông Nam Á (AFF). Đó lần lượt là LĐBĐ châu Á (AFC), LĐBĐ châu Đại Dương (OFC) và LĐBĐ Nam Á (SAFF).

Indonesia tính gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á trong thời gian tới.
Indonesia tính gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á trong thời gian tới.

Vừa qua, LĐBĐ Indonesia (PSSI) không hài lòng với cách mà đội U19 của mình bị loại từ vòng bảng U19 Đông Nam Á 2022. Đội chủ nhà cho rằng, U19 Việt Nam và U19 Thái Lan thi đấu không fair-play khi cố tình bắt tay nhau hòa 1-1 để loại U19 Indonesia.

Ngay sau đó, phía PSSI đã đệ đơn khiếu nại lên LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) và yêu cầu có hình phạt cho phía U19 Việt Nam và U19 Thái Lan.

Mới đây nhất, Chủ tịch PSSI - ông Mochamad Iriawan cho biết sẽ đưa vụ việc lên cả AFC và FIFA: "Chúng tôi đã gửi bằng chứng về các đoạn ghi âm cho AFF. Chúng tôi đã chỉnh sửa các đoạn ghi âm và gửi tất cả băng ghi hình trận đấu, trong đó đặc biệt là 10 phút cuối cùng.

Đương nhiên những bản sao này cũng sẽ được gửi lên cả AFC và FIFA nữa. Vì thế FIFA cũng sẽ biết đến vụ việc này. Chúng tôi đã gọi điện cho cả Tổng thư ký AFF và Tổng thư ký AFC, Dato Winsor. Tôi đã chuyển lời và mong muốn AFF sẽ phản hồi bức thư này. PSSI có quan hệ tốt với cả AFF, AFC và chắc chắn bức thư của chúng tôi sẽ được chú ý tới trong thời gian sớm nhất".

Thậm chí, PSSI cho biết họ có ý định rời khỏi LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) nếu như việc khiếu nại không được phản hồi.

Trang Suara - chuyên viết về thể thao mới đây đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Đây là danh sách các liên đoàn có thể là bến đỗ mới của Indonesia sau khi quyết định tách khỏi AFF".

Theo đó, tờ Suara đã liệt kê ra 3 bến đỗ mà PSSI có thể lựa chọn nếu như thực sự tách ra khỏi LĐBĐ Đông Nam Á (AFF). Đó lần lượt là LĐBĐ châu Á (AFC), LĐBĐ châu Đại Dương (OFC) và LĐBĐ Nam Á (SAFF). Tờ nhật báo này cũng phân tích về lợi ích khi gia nhập một trong số những liên đoàn này.

Lựa chọn khả dĩ nhất của Indonesia sau khi rời AFF là ở lại AFC và sẽ là thành viên trực thuộc trực tiếp của LĐBĐ châu Á. Theo tờ Suara, khi đó Indonesia sẽ được tập trung vào một hệ thống thi đấu duy nhất của AFC và cũng được FIFA coi là giải đấu chính thức.

Mới đây, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức lên tiếng và cho rằng Indonesia không nên phàn nàn bởi luật chơi công bằng và đã được thông qua ở giải U19 Đông Nam Á 2022.

Phát biểu với truyền thông, quyền Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cho biết chưa nhận khiếu nại từ Indonesia hoặc yêu cầu giải trình từ AFF. Vị đứng đầu VFF nói rằng, giải năm nay do Indonesia đăng cai nên điều lệ đã được họ cùng các bên tham gia thông qua từ nhiều tháng trước, bởi vậy chủ nhà không có lý do gì để phàn nàn.

“Cách tính hiệu số bàn thắng bại đã quá cũ, mang tính khích lệ các đội bóng ghi nhiều bàn nhưng chứa đựng nhiều bất công. Trong một bảng đấu luôn có đội mạnh và đội yếu. Khi mới vào giải, đội yếu thường căng sức thi đấu khiến đội mạnh khó thắng đậm.

Tuy nhiên, đến cuối giải khi đã bị loại, đội yếu dễ mang tâm lý buông xuôi hoặc cầu thủ giảm thể lực, thẻ phạt... khiến họ càng yếu. Khi đó, các trận đấu thường xuất hiện nhiều bàn thắng, dẫn đến mất công bằng khi các đội liên quan đua hiệu số" - quyền Chủ tịch VFF phân tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: ITN

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

GD&TĐ - Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện nay.