Indonesia cho học trực tuyến khi diễn ra Hội nghị ASEAN

GD&TĐ - Theo Quyền Thống đốc Jakarta, ông Heru Budi Hartono, từ ngày 4 – 7/9, hơn 700 trường học ở phía Nam và Trung Jakarta sẽ chuyển sang học trực tuyến.

Học sinh Jakarta, Indonesia, sẽ học trực tuyến trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43.
Học sinh Jakarta, Indonesia, sẽ học trực tuyến trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43.

Học sinh tại thủ đô Jakarta, Indonesia, sẽ học trực tuyến khi nước này đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan khác từ ngày 2 – 7/9.

Quyền Thống đốc Jakarta, ông Heru Budi Hartono, cho biết từ ngày 4 – 7/9, hơn 700 trường học ở phía Nam và Trung Jakarta sẽ chuyển sang học trực tuyến. Động thái này nhằm mục đích giảm tắc nghẽn giao thông trong thời gian diễn ra hội nghị.

Ngoài ra, 75% công chức thành phố sẽ làm việc ở nhà. Từ tuần này cho đến ngày 21/10, 50% công chức làm việc từ xa để giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Hình thức này không áp dụng với các nhân viên y tế.

Ông Heru Budi kêu gọi các trường học, doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo chính sách nếu có thể nhằm đảm bảo tổ chức thành công hội nghị.

Bên cạnh học tập và làm việc từ xa, chính quyền Jakarta sẽ phối hợp với chính quyền trung ương để tăng cường nỗ lực kiểm soát lượng khí thải phương tiện trong thành phố.

Tính từ tháng 5/2023, Jakarta liên tục nằm trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo dữ liệu từ công ty công nghệ chất lượng không khí Thuỵ Sĩ IQAir. Nghiên cứu từ năm 2019 của Cơ quan Môi trường Jakarta và Vital Strategies cho thấy khí thải từ phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở thủ đô.

Mỗi ngày, Jakarta ghi nhận hơn 24,5 triệu phương tiện lưu thông trên đường. Từ năm 2020, chính quyền thành phố yêu cầu chủ các phương tiện cơ giới trên 3 năm phải kiểm tra khí thải định kỳ hàng năm.

Theo TS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.