Ì ạch triển khai thu phí ô tô tự động

GD&TĐ - Ùn tắc nhiều giờ trước và sau những kỳ nghỉ lễ, thiếu minh bạch, thậm chí đối diện với nguy cơ mất an ninh, bị cướp do thu bằng tiền mặt… là những hệ lụy của việc chậm triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) đối với ô tô qua trạm BOT thời gian qua. Sau khoảng 3 năm triển khai, mọi việc vẫn còn ì ạch, trong khi hạn chót chỉ còn hơn 10 tháng.

Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã lắp đặt ETC
Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã lắp đặt ETC

Vụ hai đối tượng nổ súng ở trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây (Đồng Nai) cướp đi hơn 2 tỉ đồng vào ngày mùng 3 Tết vừa qua khiến cho việc chậm triển khai áp dụng ETC tại các trạm thu phí BOT “nóng” lên. Từ những chuyện về gian lận, trốn thuế, giờ đến những mối nguy hiểm liên quan đến khoản tiền lớn tại các trạm thu phí. Nếu thu phí tự động không sử dụng tiền mặt có thể đã tránh được vụ cướp, minh bạch khoản thu từ các trạm BOT này.

Áp dụng ETC cho các trạm BOT, ước tính sẽ tiết kiệm hơn 3.000 tỉ đồng/năm. Theo tính toán, mỗi lần dừng xe nộp phí sẽ làm chậm hành trình phương tiện từ 2 - 3 phút, tiêu tốn thêm nhiên liệu. ETC tiết kiệm thời gian lưu thông cho hành khách và hàng hóa khoảng 2.800 tỉ đồng/năm, tiết kiệm nhiên liệu mỗi lần dừng đỗ và tăng tốc trở lại ở mỗi trạm thu phí khoảng 233 tỉ đồng/năm, giảm ùn tắc giao thông, giảm nhân sự trực tiếp thu phí... Ngoài ra, cơ quan chức năng có thể quản lý các giao dịch qua trạm một cách công khai, giám sát được việc thu phí tại các trạm và minh bạch nguồn thu.

Theo kế hoạch của Bộ Giao thông – Vận tải đến 31/12 tới, tất cả các trạm thu phí do cơ quan này quản lý đều phải sử dụng ETC. Trên mỗi chiều đường ở các trạm chỉ để lại 1 làn hỗn hợp (ETC + MTC). Đây cũng là quy định phù hợp với thực tiễn và của các nước đã triển khai thực ETC. Thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện vẫn còn nhiều trạm thu phí chưa hoàn thành lắp ETC. Nguyên nhân là năng lực của nhà cung cấp dịch vụ ETC chưa đáp ứng được do phương án tài chính chưa bảo đảm, khiến họ không đủ kinh phí nhập vật tư thiết bị. Kế đó là do một số nhà đầu tư BOT tìm cách gián tiếp cản trở việc triển khai ETC.

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có 94 trạm thu phí, trong đó 76 trạm do Bộ Giao thông – Vận tải quản lý và 18 trạm do các tỉnh quản lý. Tuy nhiên, mới chỉ lắp đặt được ETC ở 29 trạm (trong đó vận hành được 27 trạm), với 104 làn. Về thực hiện trả phí từ động, hiện có gần 4 triệu ô tô đăng ký nhưng chỉ mới có khoảng gần 700.000 xe dán thẻ. Đây quả là con số vô cùng ít ỏi. Điều này xuất phát trực tiếp là do số trạm có làn ETC chưa nhiều nên chưa tiện lợi cho các chủ xe, nhất là các xe gia đình chủ yếu đi chặng ngắn. Trên thực tế, hầu hết xe dùng ETC là xe kinh doanh vận tải liên tỉnh, vì chủ xe thấy được tiện lợi hơn việc giao tiền mặt cho lái xe trả phí.

Về việc bảo đảm việc triển khai ETC tại tất cả các trạm thu phí trên cả nước trước ngày 31/12 tới, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, sẽ thực hiện được. Tuy nhiên, chưa thể thực hiện được ở tất cả các làn vì phải tính đến hiệu quả. Ví như, một số trạm BOT đề nghị chỉ làm số làn ETC bằng số làn đường để tránh lãng phí đầu tư.

Dư luận cho rằng, việc nhà đầu tư BOT chây ì thực hiện ETC hay người dân chưa hào hứng tham gia, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước. Cần xử phạt những nơi nào chậm áp dụng, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Chủ đầu tư, đơn vị thu phí chậm triển khai, cơ quan Nhà nước có thể sử dụng vốn ngân sách đầu tư và khấu trừ trong phương án thu hồi vốn cho chủ đầu tư hoặc lấy trực tiếp trên doanh thu tại trạm BOT. Khi hết thu phí ở dự án này có thể dời hệ thống tự động thu phí sử dụng cho dự án khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.