Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường: Hãy “Hành động vì thiên nhiên”

Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường: Hãy “Hành động vì thiên nhiên”

Thông điệp của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh đến việc khôi phục mối quan hệ hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Và chủ đề ngày Môi trường thế giới năm 2020 được UNEP lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên” đã được phát động khắp toàn cầu.

Chung tay bảo vệ đa dạng sinh học

Chủ đề ngày Môi trường Thế Giới năm 2020 được UNEP lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature) là một năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.

Theo báo cáo mới nhất của chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đã chỉ dẫn 5 nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học đó là hoạt động của con người thay đổi nhu cầu sử dụng đất khai thác quá mức, động thực vật hoang dã, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại. Trong đó, đều do hoạt động của con người gây ra. 

Chính vì lẽ đó mà chủ đề ngày Môi trường Thế Giới năm 2020 được Liên Hợp Quốc lựa chọn là hành động vì thiên nhiên nhằm kêu gọi các quốc gia trong việc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng cường đồng loạt các biện pháp hoạt động để phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư, Thạc sỹ Vũ Tuấn – Luật sư thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Hiện nay, các vấn đề về bảo vệ môi trường là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Trong các vấn đề về bảo vệ môi trường, việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học ngày càng được Chính phủ các quốc gia trên thế giới nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng quan tâm nhiều hơn.

Ngày 16/11/1994, Việt Nam chính thức tham gia Công ước Đa dạng sinh học - một hiệp ước khung được thông qua tại Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993.

Sự ra đời của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã thể hiện sự quan tâm lớn của Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học.

Các Nguyên tắc về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học được quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014 và điều 4 Luật đa dạng sinh học năm 2008 đều khẳng định việc bảo vệ môi trường và việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức cá nhân...

Do đại dịch Covid – 19 nên các nước trên thế giới nên năm nay ngày Môi trường Thế Giới không tổ chức sự kiện hưởng ứng mà chỉ có khẩu hiệu: “Covid hôm nay- Khí hậu mai sau - Hãy hành động ngay bây giờ”. Với nghiên cứu mới nhất cho thấy biến đổi khí hậu ở các đại dương đang diễn ra nhanh hơn gấp 7 lần trong nửa sau của thế kỉ này, đe doạ sự sống của các loài sinh vật biển. Tại Nam cực nắng nóng đang gây ra hiện tượng bất thường khiến băng tan khiến tảo tuyết nở hoa thành màu xanh. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, quá trình huỷ diệt sinh học diễn ra nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long. Dự báo trong 10 năm tiếp theo cứ 4 loài mà con người biết sẽ có 1 loài bị xoá sổ hoàn toàn...

Hành động mỗi ngày để bảo vệ môi trường

Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường: Hãy “Hành động vì thiên nhiên” ảnh 1
Market tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì Môi trường năm 2020.

Ngày Môi trường Thế Giới đã khiến các vấn đề môi trường trở nên nhân văn hơn. Đồng thời, trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững, bình đẳng. Ngoài ra còn nâng cao hiểu biết của mọi người, từ đó thay đổi hành vi của người dân.

Bắt đầu từ năm 1982, Việt Nam tham gia ngày Môi trường Thế Giới. Chính phủ cùng các Bộ, ngành luôn kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động rất nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa đối với môi trường như: phân loại rác tại nguồn; sử dụng các vật liệu có từ thiên nhiên; hạn chế việc việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bỏ vỏ nơi quy định hoặc giao cho các công ty tái chế phế liệu; sử dụng năng lượng sạch từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo; hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nilon, rác thải kim loại, kim loại độc hại; không lãng phí đồ ăn, thức uống; trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước; ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế... Qua đó, cộng đồng quốc tế hướng tới thực hiện tốt hơn các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.

Vừa qua nhân ngày Môi trường Thế Giới, quỹ Liên Hợp Quốc đã quyết định chi 176 triệu USD cho 24 dự án bảo vệ đa dạng sinh học trên khắp thế giới. Việt Nam đang nỗ lực truyền thông đến cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường hệ sinh thái của các đại dương. Một hành động thiết thực hưởng ứng ngày Môi trường Thế Giới ở nước ta là thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang Cầu Hai tại xã Quỹ Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong khu bảo tồn có 799 ha hơn 120 ha sẽ được phục hồi sinh thái. 

Việc thành lập khu bảo tồn này là cơ hội để triển khai các hoạt động duy trì cảnh quan và các giá trị đa dạng sinh học trong đầm. Khu ngập nước Tam Giang Cầu Hai giàu tài nguyên động thực vật được đánh giá là phong phú nhất tại Đông Nam Á. Đây cũng là 1 trong 2 khu bảo tồn các khu đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ dự án, bảo tồn các khu ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết do Quỹ Môi trường toàn cầu, quỹ phát triển môi trường do Liên Hợp Quốc tài trợ và Bộ Tài nguyên & Môi trường là chủ quản dự án phối hợp với các địa phương để triển khai...

Ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường kêu gọi: “Trong bối cảnh toàn cầu đang chống chọi với đại dịch Covid – 19, do đó thay cho việc ra quân hưởng ứng sự kiện, chúng tôi mong muốn sẽ được tuyên truyền, lan rộng, lan toả và truyền cảm hứng cho cộng đồng với các nội dung về chủ đề: Bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học phát triển bền vững vùng kinh tế Biển, ứng phó biến đổi khí hậu”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.