“Hương sắc xứ Mường” trong tà áo dài truyền thống

GD&TĐ - Tiếp tục chuỗi hành trình vòng chung kết Người đẹp xứ Mường 2019, ngày 3/12, 25 thí sinh Người đẹp xứ Mường 2019 đã có buổi trải nghiệm vô cùng thú vị về văn hóa dân tộc Mường tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Các thí sinh xứ Mường khoe sắc trong tà áo dài truyền thống.
Các thí sinh xứ Mường khoe sắc trong tà áo dài truyền thống.

Người đẹp xứ Mường 2019 là cuộc thi “Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa xứ Mường”, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, gửi thông điệp đến bạn bè trong nước và quốc tế về nền Văn hóa Hòa Bình có từ lâu đời, góp phần quảng bá du lịch của tỉnh và giúp thế hệ trẻ biết tự hào hơn về những giá trị văn hóa được cha ông để lại.

Cuộc thi nằm trong Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 6 - 10/12/2019 cùng với hàng loạt các sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh Hòa Bình.

Bộ sưu tập lấy ý tưởng từ những tấm thổ cẩm đang dần bị mai một.
Bộ sưu tập lấy ý tưởng từ những tấm thổ cẩm đang dần bị mai một. 

Trong hành trình tìm kiếm Người đẹp xứ Mường, các thí sinh có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: Trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Mường tại xóm Ải, quảng bá văn hóa du lịch tại nhiều danh thắng và địa điểm văn hóa du lịch tỉnh, tham gia các hoạt động xã hội tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hòa Bình,…

25 thí sinh Người đẹp xứ Mường 2019 đã có buổi trải nghiệm tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam.
25 thí sinh Người đẹp xứ Mường 2019 đã có buổi trải nghiệm tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam. 

Trong khuôn khổ cuộc thi, 25 thí sinh của xứ Mường đã khoe sắc trong bộ sưu tập áo dài "Hương sắc những bông hoa xứ Mường” của NTK Lê AnhTuấn. Chia sẻ về trang phục này, NTK Lê Anh Tuấn chia sẻ, ý tưởng của BST xuất phát từ những tấm vải thổ cẩm ở các địa phương do chính người dân thêu tay hiện đang dần mai một đi và mong muốn góp phần gìn giữ, quảng bá thổ cẩm ở các địa phương nên anh đã quyết định đưa chúng vào tà áo dài của mình. NTK Lê Anh Tuấn mong muốn không chỉ các thí sinh mặc trang phục dân tộc mà còn những người thành phố lớn không được tiếp xúc nhiều cũng có thể tự tin mặc.

“Tôi đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu kết hợp giữa tà áo dài Việt và vải thổ cẩm đặc trưng của xứ Mường không chỉ làm tôn lên chiếc áo dài truyền thống – quốc phục Việt Nam mà còn làm nổi bật nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây” - NTK tâm sự.

Với kinh nghiệm của mình, NTK Lê Anh Tuấn đã giúp rất nhiều thí sinh trong top Hoa hậu toàn quốc, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Siêu mẫu Quốc tế hay nhiều cuộc thi khác đạt giải cao, tự tin sải bước trong các cuộc thi nhan sắc, các hội nghị, hoạt động liên quan giới thiệu văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam, NTK Lê Anh Tuấn cũng hy vọng các thí sinh có thể tỏa sáng tại chung kết Người đẹp xứ Mường 2019.

Các thí sinh trao quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cao Phong
 Các thí sinh trao quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Cao Phong

Nếu như ở vòng chung khảo, những bước chân catwalk của các thí sinh vẫn còn vụng về, xử lý khó khăn trên đôi giầy cao gót thì đến vòng chung kết này, sau khi được siêu mẫu Hạ Vy tận tình uốn nắn, các thí sinh đã tự tin sải bước chuyên nghiệp hơn, làm nổi bật được nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt qua trang phục áo dài. Cùng với sự tận tình chỉ đạo, hướng dẫn của đạo diễn hình ảnh Nguyễn Anh Dũng và team nhiếp ảnh Trương Đại Dương, các thí sinh đã có shoot hình vô cùng tuyệt đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.