Hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng-an ninh trong trường tiểu học, THCS

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, trong quá trình giảng dạy nội dung, bài giảng cụ thể, giáo viên quan tâm lồng ghép các nội dung kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với nội dung bài giảng, phát huy khả năng sáng tạo để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các nội dung đạt hiệu quả.

Đối với chương trình, sách giáo khoa mới sẽ triển khai, giáo viên nghiên cứu đề xuất bài, nội dung giáo dục lồng ghép quốc phòng và an ninh cho phù hợp.

Đối với môn Lịch sử, Địa lý, Thể dục và các môn có bài liên quan đến con người, địa danh, sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm, phát triển sức khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, khuyến khích giáo viên nghiên cứu giảng lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh.

Các bài giảng có nội dung lồng ghép được thông qua theo quy định, có kiểm tra đánh giá, sơ kết hàng năm, báo cáo kết quả về Sở theo quy định…

Sở GD&ĐT yêu cầu dác đơn vị căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 về hướng dẫn lồng ghép giáo dục giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, THCS; Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ GD&ĐT về ban hành Danh mục thiết bị tối thiểu môn học giáo dục giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Triển khai kế hoạch tổ chức mua sắm trang thiết bị, đổi mới phương pháp, nội dung tập huấn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh, tổ chức đánh giá tổng kết, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình hàng năm về Sở theo quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.